Một sinh viên 29 tuổi, người Nepal ở Tokyo đang cảm thấy bị mắc kẹt với ước mơ của mình và cô cho rằng các trường học tiếng Nhật chính là kẻ khiến cô lâm vào tình trạng này.


{keywords}

Bijay Gyawali, nhà tâm lý học lâm sàng 33 tuổi tới từ Nepal, cho rằng Chính phủ Nhật Bản đang đưa nhiều công nhân vào nước với danh nghĩa là sinh viên bởi vì họ cần nhiều lao động.

Từng là nạn nhân của nạn buôn người, người phụ nữ tên Puri này tới Nhật Bản vào năm 2014 với tư cách một du học sinh.

Tràn đầy hi vọng vào thời điểm đó, cô kỳ vọng sau khi học tiếng xong sẽ học lên Thạc sĩ Xã hội học chuyên về nữ quyền. 

Không lâu sau, Puri thất vọng khi ước mơ của mình tan tành.

Trường chỉ dạy cô những kiến thức rất cơ bản về tiếng Nhật, cho cô học cùng với những sinh viên không chú tâm vào học hành, mà chỉ suốt ngày ngủ gà ngủ gật trên lớp. Puri bị “sốc” khi được thông báo rằng trường nghề là con đường giáo dục duy nhất mà cô có thể theo học sau khi tốt nghiệp trường này. Cơ hội học lên Thạc sĩ bị từ chối khiến mọi động lực học hành và mọi kế hoạch cho tương lai của Puri trở nên hỗn loạn.

Hiện tại, Puri đang thấy mình bị mắc kẹt trong một trường nghề ở phía tây thủ đô Tokyo, học ngành du lịch – một ngành hoàn toàn không liên quan tới vấn đề giới tính mà cô hứng thú.

“Tôi không biết nên làm gì tiếp theo” – cô nói.

Trường hợp của Puri cho thấy một hiện trạng: chất lượng đào tạo của các trường tiếng Nhật đang giảm và mục tiêu của họ đang chuyển dần từ giáo dục sang thương mại hóa. Thậm chí, các nhà phê bình còn gọi đây là mảnh đất màu mỡ để trục lợi. 

Những trường này cho phép học viên làm việc ngoài giờ bất hợp pháp, tạo điều kiện để họ trở thành một nguồn lao động giá rẻ không chính thức của lực lượng lao động đang bị thu hẹp nhanh chóng của Nhật Bản.

Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách tăng số lượng sinh viên nước ngoài lên 300.000 người vào năm 2020, coi nguồn lực này là một yếu tố quan trọng để biến Nhật Bản thành một thị trường có tính cạnh tranh quốc tế hơn.

Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy số lượng du học sinh đã đạt đến mức kỷ lục là 257.739 sinh viên tính tới tháng 6 năm ngoái – tăng khoảng 30.000 sinh viên so với năm trước đó.

Con số này chủ yếu là do sự tăng lên đột biến của sinh viên Việt Nam và Nepal – đối tượng mà các trường ngôn ngữ đang nhắm tới để bù đắp sự sụt giảm lượng sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhiều sinh viên từ các nước đang phát triển tới Nhật Bản sau khi bị các trung tâm môi giới ở quê nhà lừa bịp rằng họ có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc đi làm thêm ở Nhật Bản – các chuyên gia cho hay. Việc Nhật Bản không đặt ra một bài kiểm tra trình độ ngoại ngữ phù hợp trước khi cho nhập cảnh không ngoại trừ trường hợp họ cho phép làm việc tới 28 giờ/ tuần, để Nhật Bản trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn với các học viên.

Cùng với đó, số lượng các trường tiếng Nhật tăng lên đều đặn, từ 461 trường vào năm 2011 lên 549 trường vào năm 2015 – thông tin từ Bộ Giáo dục cho hay.

Trong khi một số trường ngôn ngữ chịu sự quản lý của Bộ này hoặc chính quyền thành phố thì phần lớn các trường hoạt động như các công ty tư nhân, mặc dù họ được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn được quy định bởi Bộ Tư pháp trước khi đưa ra các hình thức kinh doanh.

Sự thiếu giám sát thích hợp dẫn đến việc nhiều trường dạy tiếng Nhật ưu tiên cho kinh doanh hơn là giáo dục, tập trung nhiều hơn cho việc phục vụ những học viên Việt Nam và Nepal đặt mục tiêu chính là kiếm tiền bằng cách làm việc ở Nhật Bản – theo ông Susumu Ishihara, chủ tịch Cơ quan Thông tin nhập cư Nhật Bản.

Trong số 21.208 sinh viên ở các trường tiếng Nhật trong năm tài chính 2014, có tới 60,3% trong số đó kết thúc ở các trường nghề, so với 26,4% vào đại học – theo một khảo sát được công bố vào tháng 3 bởi Hiệp hội Khuyến học tiếng Nhật.

Hồi tháng 11 năm ngoái, một nhóm các nhà lập pháp đã thiết lập một đạo luật nhằm quản lý tốt hơn hệ thống các trường dạy tiếng Nhật.

Hiện tại, các Bộ và cơ quan đều có trách nhiệm trong việc chưa đưa ra một chính sách chung, tuy nhiên bộ luật dự kiến này sẽ tìm cách sửa lại cam kết nửa vời của Chính phủ bằng cách xác định cơ quan nào sẽ là người chịu trách nhiệm.

  • Nguyễn Thảo (Theo Japan Times)