Một số vũ khí trong tương lai của Hải quân Mỹ giống như trong phim ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ sẽ được triển khai vào năm nay, với loại súng laser có thể bắn hạ các máy bay do thám không người lái và súng điện tử có thể bắn vật thể với tốc độ siêu thanh. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Hệ thống súng laser sẽ được bố trí trên tàu USS Ponce của Mỹ vào mùa hè này.

Hải quân Mỹ lên kế hoạch triển khai súng laser đầu tiên trên thuyền vào cuối năm nay, đồng thời dự định thử nghiệm phiên bản súng điện từ đầu tiên trên thuyền trong vòng hai năm.  

Đối với Hải quân Mỹ, vấn đề không chỉ là về công nghệ, mà còn là tính kinh tế của những loại vũ khí này. Nếu tính giá thành trên mỗi đồng đô-la thì các vũ khí này ít tốn kém hơn nhiều so với các tên lửa, bom thông minh. Ngoài ra, hai loại vũ khí này còn có thể bắn liên tục, chứ không nhả từng phát/đợt như bom hay tên lửa.

“Điều này thay đổi về căn bản cách chiến đấu của chúng tôi” – Đại úy Mike Ziv, quản lý chương trình hệ thống vũ khí điện và năng lượng trực tiếp cho Chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân cho biết.

Công nghệ laser của Hải quân có thể phát triển tới mức phiên bản đầu tiên sẽ triển khai trên tàu USS Ponce vào mùa hè này, và có thể do một thủy thủ vận hành.

Hệ thống vũ khí laser được thiết kế để nhắm bắn các mục tiêu mà Hải quân Mỹ gọi là ‘các mối đe dọa không đối xứng’, trong đó bao gồm các máy bay do thám không người lái, các tàu tốc độ cao và nhóm nhiều tàu. Các đối tượng này được cho là mối đe dọa tiềm năng tới lực lượng Mỹ ở Vịnh Ba Tư, nơi mà tàu USS Ponce – căn cứ nổi của Mỹ - đang bố trí.

Còn súng ray điện từ được thử nghiệm trên đất liền tại bang Virginia, có thể bắn từ 6-7 phát với tốc độ tương đương âm thanh, đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Hải quân Mỹ coi đây là vũ khí để thay thế hoặc bổ trợ cho các loại súng cũ, có thể phóng đạn gây thương vong từ khoảng cách rất xa.

Nhưng cả hai hệ thống này đều chưa hoàn thiện.

{keywords}
Súng ray điện từ phóng đạn.

Súng laser thường không hiệu quả khi gặp trời mưa, không khí nhiều bụi, hoặc không khí nhiễu động. Còn súng ray điện từ cần có một lượng điện rất lớn để phóng vật thể.

Nhà phân tích quân sự Loren Thompson tại Học viện Lexingotn cho biết: “Hải quân Mỹ cho biết họ đã tìm được cách để có thể sử dụng laser trong điều kiện thời tiết xấu, nhưng vẫn còn nghi ngại rằng tầm bắn của vũ khí này có thể bị giảm do mây, bụi hoặc mưa”.

Còn với súng điện từ, đó là vấn đề về điện năng có đủ để vận hành hệ thống hay không.

Tàu khu trục mới nhất của Mỹ là tàu Zumwalt hiện đang được lắp ráp tại Maine. Đây là con tàu duy nhất có thể sản xuất đủ lượng điện để vận hành súng ray điện từ. Các máy phát điện của tàu có thể sản sinh ra trên 78 megawatt điện, vừa đủ cho một thành phố ở quy mô vừa, và cho một hệ thống súng ray điện từ.

Các kỹ sư cũng đang làm việc với hệ thống pin để dự trữ đủ năng lượng cho phép vận hành súng ray điện từ trên các tàu chiến hiện nay của hạm đội.

Tuy vậy, các hệ thống vũ khí tương lai này vẫn rất được ưa chuộng vì giá rẻ.

Mỗi tên lửa đánh chặn trên chiến hạm Mỹ tốn ít nhất 1 triệu USD một chiếc, khiến cho việc bảo vệ một con tàu là quá xa xỉ trong các môi trường với đầy chiến cơ, máy bay không người lái, đạn pháo, tên lửa hành trình của đối phương.

Trong khi đó, mỗi súng laser vận hành chỉ cần 30 kilowatt điện, chi phí chỉ tốn có vài đô-la mỗi phát.

Viễn cảnh này khiến nhiều người liên tưởng tới bộ phim giả tưởng ‘Chiến tranh giữa các vì sao’.

Giống như trong phim, súng laser của Mỹ có thể phát ra tia năng lượng có thể đốt cháy một mục tiêu. Nhưng điểm khác với phim đó là mắt thường không thể nhìn thấy tia laser này.

Hệ thống ngắm bắn ‘khóa’ mục tiêu rồi bắn ra một tia năng lượng và mắt thường chỉ có thể thấy tác động của nó chứ không thực sự nhìn thấy tia này.

Nhiều quốc gia khác cũng đang triển khai các hệ thống vũ khí laser tương tự, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng Hải quân Mỹ vẫn đang vượt trội hơn.

Lê Thu (theo Business Insider)