Khác với đám hiếu được tổ chức khi người vừa mới chết vẫn còn ở trong nhà, đám ma khô của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang là lễ cúng cuối cùng ngụ ý để thả hồn người chết về với tổ tiên, cội nguồn, mong sao linh hồn người chết được siêu thoát, tìm được đường về yên nghỉ với tổ tiên và phù hộ cho gia đình.

Sau khi chôn cất 12 ngày, gia chủ nếu không đủ điều kiện tổ chức lễ ma khô thì có thể nhờ thầy cúng làm lễ gia hạn (còn gọi là lễ hứa lại), sau 1 tháng hay vài năm cũng được, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn.

Sáng sớm hôm diễn ra lễ ma khô, gia đình có người chết đến mộ lấy hai mảnh tre đặt cạnh mộ (hai mảnh tre buộc chéo nhau, tượng trưng cho linh hồn người chết) mang về nhà.

Về đến nhà, thầy cúng đặt hai mảng tre xuống nền nhà và bắt đầu làm lễ khấn gọi hồn người chết về. Nếu mảnh tre đổ úp, nghĩa là linh hồn đã về đựơc đến nhà, nếu mảnh tre đổ ngửa là linh hồn ngưòi chết còn ở bên ngoài, thầy cúng sẽ phải khấn cho đến khi mảnh tre đặt xuống đổ úp mới thôi.

Kết thúc lễ cúng tại nhà là khi ma khô đồng ý ra khỏi nhà, gia đình sẽ làm lễ tiễn. Đi đầu đoàn là những người thân, tiếp đến là người đánh trống, khèn, một phụ nữ cầm bó đuốc rơm, vừa đi vừa huơ tay như thể mở đường cho ma khô. Đám rước vừa đi vừa đánh trống, thổi khèn. Đến gần ngôi mộ chôn người chết thì dừng lại, hạ “ma khô” xuống đất, tiến hành mời rượu và lại tung hai nửa gióng tre để hỏi lại người chết có thật sự muốn đi về với tổ tiên không.

Khi được đồng ý, tất cả mọi người đều cười hỉ hả và ma khô lập tức được tung lên, bay ra xa. Lúc này người chết đã tìm được đường về với tổ tiên. Sau khi hoàn tất, mọi người đều nhanh chóng trở về nhà gia chủ và tham gia bữa tiệc cúng ma.

{keywords}
Sau khi “gọi hồn” thành công, người nhà dựng thành hình con bù nhìn (được người Mông gọi là cẩu vá) có đủ áo quần và khăn vấn đầu từ hai mảnh tre đó, đặt đứng trong một cái mẹt rồi bắt đầu làm lễ cúng. Lễ bắt đầu với bài khèn cúng “ma khô”. Thầy cúng đi vòng quanh nhà rồi mới vào nhà. Thầy cúng, thầy khèn, thầy kèn cùng xoay người múa may, làm lễ, họ mời người chết về ăn để rồi ra đi thanh thản, không lưu luyến trần gian… 
{keywords}
Sau lễ cúng ngoài cửa, cẩu vá được đưa vào nhà.
{keywords}
Cẩu vá được đặt bên vách, dưới bàn thờ tổ tiên trước khi tiến hành lễ cúng.
{keywords}
Hoàn thiện các thủ tục trước khi vào lễ cúng chính.
{keywords}
Trong khi lễ cúng diễn ra, những người thân trong gia đình sẽ khóc than bằng thứ ngôn ngữ riêng để thể hiện lòng tiếc thương.
{keywords}
Người trong gia đình khóc thương bên cẩu vá - tượng trưng cho người thân đã mất.
{keywords}
Đám ma khô của người Mông là nghi lễ và ứng xử để lý giải cho quá trình siêu thoát, sự tồn tại, trưởng thành của linh hồn ở thế giới bên kia, phù hợp với tín ngưỡng của đồng bào về vũ trụ.
{keywords}
Những bài khèn, điệu nhạc cúng ma khô kèm theo những điệu múa khèn diễn ra trong hầu hết buổi cúng ma khô.
{keywords}
Họ hàng, người thân tưởng nhớ đến người đã mất.
{keywords}
  Suốt thời gian cúng, người cùng bản sẽ qua lại thăm nom, trò chuyện. Mỗi ngươi khi đến dự lễ cúng ma khô, đều mang theo gùi đựng gạo hoặc rượu, lợn, gà, vàng hương, giấy mã và cả tiền phúng viếng.
{keywords}
Âm nhạc và ca từ trong lễ cúng ma chậm rãi và nhẹ nhàng nhưng không hề mang không khí đau thương, bi ai, chết chóc, ngược lại, như một lời tâm sự rủ rỉ, nhắn nhủ những người còn sống càng phải biết yêu thương, đùm bọc và che chở nhau.
{keywords}
Người thân sẽ mổ bò, mổ lợn, cầu cho người chết tìm được đường về yên nghỉ với tổ tiên trong lễ cúng "ma khô" của người Mông.

Ảnh: Ngọc Quý