Ở độ tuổi 20, bà Mai Kiều Liên đang là cô sinh viên tại Đại học Chế biến thịt và sữa ở Nga, nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu là cô thợ may lành nghề ở quê nhà trong khi bầu Đức vẫn loay hoay đèn sách vì vừa thi trượt đại học...

“Bà chủ” của Vinamilk - cô sinh viên xuất sắc tại Moscow

Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 tại Paris, Pháp, là con gái của một bác sĩ. Cha của bà giống như một người thầy đã dẫn dắt, định hướng cho tương lai của bà.

17 tuổi ,bà đã được nhà nước cử sang Nga học. Năm 20 tuổi, bà Liên đang là cô sinh viên tại Đại học Chế biến thịt và sữa ở Nga. Tốt nghiệp Đại học năm 1976, bà trở về Việt Nam làm kỹ sư phụ trách khối sản xuất sữa đặc và sữa chua của nhà máy sữa Trường Thọ. Đến sau 30 tuổi, bà Liên mới được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Vinamilk và sau đó là Tổng giám đốc từ tháng 12/1992 cho đến ngày nay. 

{keywords}

Bà Liên là người có công lớn trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vinamilk và được Forbes bình chọn là một trong những nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á. Hiện tại, bà sở hữu lượng cổ phiếu Vinamilk trị giá gần 280 tỷ đồng.

“Ông vua cà phê Việt” – cậu sinh viên trường Y

Ít ai nghĩ rằng, Đặng Lê Nguyên Vũ- người sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng đã từng “suýt” trở thành bác sĩ. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Khánh Hòa, sau đó chuyển tới Đắc Lắc, ông Vũ đã từng phải đi bẻ ngô, chăn lợn kiếm ăn. Năm 1990, ông thi đậu trường Đại học Y Tây Nguyên. Mẹ ông đã phải bán lúa và nhiều thứ khác trong nhà để ông lên Buôn Ma Thuột nhập học. Vừa đi học, ông vừa đi làm thêm kiếm sống. Khi đang học năm thứ ba, ông chợt nhận ra mình không muốn trở thành một bác sĩ. Mẹ ông đã khóc gần như hết nước mắt khi ông quyết định dứt áo ra đi.

{keywords}

Năm 1996, ông cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập nên "Hãng cà phê Trung Nguyên", bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác. Dần dần, ông Vũ đã phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên trở nên lớn mạnh.

Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller. Tháng 8/2012, một tạp chí uy tín khác của Mỹ - Forbes, lại khắc họa chân dung về ông như một ông “Vua Cà phê Việt” trong đó ca ngợi ông là nhân vật "zero to hero" (từ vô danh thành anh hùng).

Bầu Đức năm 20 tuổi – cậu thanh niên trượt Đại học

Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) sinh năm 1962 tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Gia đình ông rất nghèo. Ngày bé, ông từng phải nhịn đói đi chăn trâu, chăn bò phụ giúp cha mẹ.

Năm 1982, khi vừa tròn 20 tuổi, bầu Đức tốt nghiệp cấp 3 hệ 10 năm. Ông khăn gói quả mướp lên TP. Hồ Chí Minh thi đại học nhưng bị trượt. Không nản lòng, bầu Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đỗ.

{keywords}

Năm 20 tuổi, bầu Đức thi trượt Đại học. Cho tới tận bây giờ, ông vẫn là một trong những "đại gia không bằng cấp" của Việt Nam

Bước ngoặt để Đoàn Nguyên Đức trở thành thương gia là khi ông 22 tuổi sau 4 lần thi đại học không thành. Ông nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng” - bầu Đức nói. Bầu Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời. Ông đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm.

Sau một thời gian làm thuê, năm 1990, ông mở một phân xưởng nhỏ có tên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.

Nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu – cô thợ may lành nghề ở quê

Bà Nguyễn Thị Liễu sinh năm 1969, bố mẹ đều là Việt kiều, bố gốc Lào, còn mẹ gốc Thái. Gia đình rất nghèo nên từ bé bà đã “máu” kinh doanh và mơ ước giúp bố mẹ thoát khỏi cảnh nghèo.

Bà Liễu tự kiếm tiền từ năm 11 tuổi. Nửa buổi đi học, nửa buổi đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ. Năm 16 tuổi, bà vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của chú. Năm 17 tuổi, bà Liễu trở về quê, mở cửa hàng cắt may và dạy may. Khi 20 tuổi, bà đã là một thợ may lành nghề, có tiếng ở quê nhà.

{keywords}

Tuy nhiên, với niềm đam mê kinh doanh ăn sâu trong máu, năm 25 tuổi bà Liễu bắt đầu sang Lào mua hàng về bán. Bà buôn bán đủ loại mặt hàng. Bà từng kinh doanh bất động sản ở Thái Lan, buôn quần áo Trung Quốc ở các nước Áo, Đức, Tiệp, xuất khẩu gạo sang Nigeria. Ở Việt Nam, bà Liễu không mấy hoạt động kinh doanh. Trước đây, bà có tham gia vào thị trường bất động sản nhưng đã bán hết trước khi nó xuống đáy.

Nhờ sự nhanh nhạy, lăn lộn trên thương trường, bà Liễu kiếm được khối tài sản khổng lồ. Nói về việc mọi người tò mò về khối tài sản của mình, bà Liễu chia sẻ: "Bản thân tôi không hề liên quan bất kỳ một cương vị nào trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoặc giữ bất kỳ một chức vụ nào, kể cả doanh nghiệp, đến giám đốc tư nhân. Ngược lại ,tôi chỉ là một phụ nữ rất đỗi bình thường".

(Theo Tri thức trẻ)