Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và  Công nghệ, huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu tại 3 xã Tịnh Giang, Tịnh Đông, Tịnh Hiệp
Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu tại 3 xã Tịnh Giang, Tịnh Đông, Tịnh Hiệp
Mô hình nuôi bò hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu ở huyện Sơn Tịnh đã có hiệu quả. Thông qua mô hình này, người dân đã thuần thục ứng dụng khoa học kỹ thuật
Mô hình nuôi bò hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu ở huyện Sơn Tịnh đã có hiệu quả. Thông qua mô hình này, người dân đã thuần thục ứng dụng khoa học kỹ thuật
Kết quả thực hiện dự án đã nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần giảm nghèo bền vững.
Kết quả thực hiện dự án đã nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần giảm nghèo bền vững.
Trước đây, hầu hết hộ dân ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, thường xuyên nuôi từ 5 đến 6 con bò, nhưng chỉ nuôi theo tập quán cũ là thả rông, thức ăn sẵn có ở vườn nhà nhưng chưa cân đối nên không đảm bảo giá trị dinh dưỡng, thu nhập từ chăn nuôi bò không cao.
Trước đây, hầu hết hộ dân ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, thường xuyên nuôi từ 5 đến 6 con bò, nhưng chỉ nuôi theo tập quán cũ là thả rông, thức ăn sẵn có ở vườn nhà nhưng chưa cân đối nên không đảm bảo giá trị dinh dưỡng, thu nhập từ chăn nuôi bò không cao.
Từ khi triển khai Dự án phát triển bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu sinh sản, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật về phối giống, trồng cỏ, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho bò bê thì hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò được tăng lên đáng kể.
Từ khi triển khai Dự án phát triển bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu sinh sản, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật về phối giống, trồng cỏ, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho bò bê thì hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò được tăng lên đáng kể.
Với 2 con bò cái lai, thực hiện phối giống bò chuyên thịt đã sinh ra 2 bê con, trọng lượng mỗi bê con đạt trên 24 kg, chỉ trong vòng 5 đến 6 tháng nuôi, giá trị mỗi bê con thu được trên 20 - 30 triệu đồng.
Với 2 con bò cái lai, thực hiện phối giống bò chuyên thịt đã sinh ra 2 bê con, trọng lượng mỗi bê con đạt trên 24 kg, chỉ trong vòng 5 đến 6 tháng nuôi, giá trị mỗi bê con thu được trên 20 - 30 triệu đồng.
Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ di dời và sữa chữa 250 chuồng nuôi. Trung bình mỗi chuồng di dời được hỗ trợ hơn 3 triệu đồng; chuồng sửa chữa được hỗ trợ gần 1,2 triệu đồng. Dự án đã tạo điều kiện nâng đàn bò lai ở huyện Sơn Tịnh đến nay lên 80%, giá trị tăng hơn 20% so với giống bò lai trước đây
Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ di dời và sữa chữa 250 chuồng nuôi. Trung bình mỗi chuồng di dời được hỗ trợ hơn 3 triệu đồng; chuồng sửa chữa được hỗ trợ gần 1,2 triệu đồng. Dự án đã tạo điều kiện nâng đàn bò lai ở huyện Sơn Tịnh đến nay lên 80%, giá trị tăng hơn 20% so với giống bò lai trước đây
Đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tịnh cho biết: “Dự án đã mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi bò lai ở huyện Sơn Tịnh.
Đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tịnh cho biết: “Dự án đã mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi bò lai ở huyện Sơn Tịnh.
Ngoài biết áp dụng các khoa học công nghệ trong chăn nuôi, người nông dân biết áp dụng quy trình ủ chua thức ăn, đây là bước đầu để nông dân huyện Sơn Tịnh chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi bò lai, tiến tới xây dựng thương hiệu bò lai an toàn sinh học trong thời gian đến.
Ngoài biết áp dụng các khoa học công nghệ trong chăn nuôi, người nông dân biết áp dụng quy trình ủ chua thức ăn, đây là bước đầu để nông dân huyện Sơn Tịnh chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi bò lai, tiến tới xây dựng thương hiệu bò lai an toàn sinh học trong thời gian đến.
Việc áp dụng sinh học trong sản xuất thức ăn mang lại hiệu quả rất cao, trước đây chi phí thức ăn bỏ ra khoảng 26.000 đồng/kg tăng trọng, nhưng khi sử dụng thức ăn ủ chua thì giảm được 15 ngàn đồng, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế.
Việc áp dụng sinh học trong sản xuất thức ăn mang lại hiệu quả rất cao, trước đây chi phí thức ăn bỏ ra khoảng 26.000 đồng/kg tăng trọng, nhưng khi sử dụng thức ăn ủ chua thì giảm được 15 ngàn đồng, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế.
Người chăn nuôi trên địa bàn huyện đã nhanh chóng học hỏi áp dụng rộng rãi các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò lai.
Người chăn nuôi trên địa bàn huyện đã nhanh chóng học hỏi áp dụng rộng rãi các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò lai.
Đặc biệt, người chăn nuôi đã thay đổi tập quán chăn nuôi từ quản canh sang hàng hóa áp dụng khoa học công nghệ.
Đặc biệt, người chăn nuôi đã thay đổi tập quán chăn nuôi từ quản canh sang hàng hóa áp dụng khoa học công nghệ.
Bạch Hân và nhóm PV