Biển, đảo là không gian sinh tồn, gắn bó mật thiết từ bao đời nay với mỗi người dân. Với bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển rộng lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo, vùng biển Việt Nam có diện tích gấp ba lần diện tích đất liền, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông.

Vùng biển nước ta có nhiều hệ sinh thái có mức độ đa dạng sinh học cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, bao gồm hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, đất ngập nước,... cùng với đó là các loài cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm. 

Trước các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý của biển, đảo, thực trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển và các vấn đề tài nguyên, môi trường biển, cần thiết phải có sự chung tay quản lý từ trung ương đến địa phương.

Mặc dù nhiều địa phương đã tích cực, chủ động giải quyết vấn đề về quản lý tài nguyên môi trường biển và hải đảo, tuy nhiên , bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết như: Suy thoái cảnh quan, hệ sinh thái biển và ven biển; ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường biển, biển ven bờ có dấu hiệu gia tăng…

Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học khuyến nghị  các quốc gia cần tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại, của trí tuệ nhân tạp để quản lý ngành nuôi thủy sản, quản lý tài nguyên biển bền vững. Từ việc theo dõi sức khỏe của đàn cá đến quản lý nguồn lực một cách thông minh, AI không chỉ mở ra cánh cửa mới cho hiệu quả sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống dưới nước. 

W-minhhoa.png
Ảnh minh hoạ

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nuôi trồng thủy sản có thể giải quyết bài toán cho ăn hiệu quả cho vật nuôi. Thức ăn không chỉ chiếm một phần lớn chi phí nuôi trồng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và lợi nhuận của người nuôi. Tuy nhiên, cho ăn thủ công gặp nhiều hạn chế và rủi ro, chẳng hạn như thức ăn bị lãng phí, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, không kiểm soát được chất lượng nước,…

Hệ thống cho ăn tự động sử dụng AI là một giải pháp tiên tiến để tự động hóa các quy trình cho ăn trong nuôi trồng thủy sản. Hệ thống này dựa trên các công nghệ như cảm biến, máy tính, internet, … để đo đạc các thông số môi trường nước (nhiệt độ, pH, oxy, độ đục, …) và các chỉ số sinh trưởng của vật nuôi (trọng lượng, kích thước, số lượng, …). Hệ thống này cũng có thể điều chỉnh lượng, thời gian, tần suất và loại thức ăn theo từng giai đoạn nuôi và từng loại vật nuôi. Hệ thống này cho phép người nuôi giám sát và điều khiển từ xa qua điện thoại thông minh hoặc máy tính, nhận thông báo và cảnh báo về tình trạng nuôi trồng.

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo còn có thể phân tích và giải thích các số liệu thống kê về tăng trưởng của vật nuôi, như trọng lượng, kích thước, tỷ lệ sống,… Điều này giúp người nuôi đánh giá hiệu quả của các phương pháp nuôi trồng, đưa ra các quyết định tối ưu và kiểm soát thiệt hại.

Không chỉ có vậy, khả năng giám sát và bảo trì từ xa là một trong những ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản. Đây là một hệ thống kết hợp công nghệ IoT (Internet of Things) và học máy (Machine Learning) để thu thập, xử lý và truyền tải dữ liệu liên quan đến chất lượng môi trường, tình trạng vật nuôi và thiết bị nuôi trồng thủy sản. Người nuôi có thể theo dõi và điều khiển trang trại của họ từ xa thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính. Hệ thống cũng có khả năng cảnh báo người nuôi về các sự cố, rủi ro hoặc cơ hội cải thiện.

AI còn có thể hỗ trợ người nuôi trồng thuỷ sản kiểm soát nhiệt độ bằng cách áp dụng các thuật toán học máy để xử lý dữ liệu về nhiệt độ, thời tiết, môi trường, thức ăn, tăng trưởng và sức khỏe của các loài thủy sản. Dựa trên kết quả phân tích, AI có thể tạo ra các mô hình tùy chỉnh cho từng trang trại và điều chỉnh tự động nhiệt độ trong ao nuôi. Ví dụ, AI có thể hạ nhiệt độ khi trời nắng và nâng nhiệt độ khi trời lạnh. Nhờ vậy, người nuôi có thể tiết kiệm năng lượng, giảm lãng phí thức ăn, tăng năng suất và chất lượng của các loài thủy sản.

Hay việc quản lý chất lượng nước cũng vậy. Thực tiễn áp dụng đã cho thấy, trí tuệ nhân tạo nổi lên như một giải pháp đột phá, mang đến lợi ích to lớn cho việc quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Các thiết bị cảm biến có khả năng đo lường các thông số môi trường nước như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ mặn, amoni, nitrit, nitrat và nhiều thông số khác. Các hệ thống điều khiển có thể kết nối với các cảm biến và các thiết bị như máy bơm, máy sục khí, máy lọc để điều chỉnh các thông số nước phù hợp với nhu cầu. Thuật toán học máy phân tích dữ liệu từ cảm biến và hệ thống điều khiển, học hỏi các mô hình, dự đoán xu hướng và cung cấp các gợi ý cũng như cảnh báo cho người nuôi.

Tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW với mục tiêu sẽ “đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng".

Để giải quyết các vấn đề về công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, không thể bỏ qua những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại để đảm bảo thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển nhằm đạt đuwojc mục tiêu như Nghị quyết số 09-NQ/TW đã đặt ra.