Trong khuôn khổ Kế hoạch phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020, Unilever Việt Nam cam kết cải thiện cuộc sống của 20 triệu người dân Việt Nam bằng cách cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho mọi người.

Cải tạo môi trường sống làng giấy Phong Khê

Con đường dẫn vào làng giấy Phong Khê (Bắc Ninh) phải băng qua bãi rác chung của cả làng. Tình trạng mất vệ sinh và không khí đặc quánh mùi hôi thối từ bác rác không được quản lý tốt đã đeo bám cuộc sống của người dân làng giấy Phong Khê hàng chục năm nay.

“Ngày thường đã thế, những hôm trời mưa nhìn cảnh rảc thải trôi nổi từ đầu làng đến cuối làng, rồi những khi nắng nóng, gió thổi mạnh khiến không gian của cả làng mù mịt vì bụi bay từ bãi rác, chúng tôi có đóng kín cửa cả ngày cũng không tránh khỏi bệnh tật do ô nhiễm môi trường trầm trọng thế này”, một người dân trong làng ngán ngẩm cho biết.

Unilever Việt Nam đạt nhiều kết quả khả quan sau một năm thực hiện Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever tại Việt Nam

Mỗi ngày, Phong Khê cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn giấy các loại, nhưng cũng thải ra môi trường hàng trăm tấn chất thải chưa được xử lý tốt, khiến chính những người dân nơi đây phải gánh chịu hậu quả môi trường từ công việc đang hàng ngày nuôi sống họ.
 
Mới đây, trong khuôn khổ chương trình Tài trợ thường niên cho các dự án Vệ sinh và sức khỏe cộng đồng 2002, nhận thấy sự cấp thiết phải cải tạo môi trường sống cho 15.000 người dân tại Phong Khê, Quỹ Unilever Việt Nam (UVF) đã trao tài trợ cho dự án cải thiện môi trường khu công nghiệp làng giấy tái chế Phong Khê.
 Dự án được xây dựng nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng vào việc thu gom tập trung rác thải nilon, giúp giảm gánh nặng cho bãi rác sẵn có đã quá tải. Dự kiến, tổng lượng rác thải nilon được giảm thiểu tới 30% tương đương 660 tấn/năm.

Gắn kết cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững

Chương trình Tài trợ thường niên nói trên từ năm 2004 đã chắp cánh cho rất nhiều ý tưởng dự án từ cộng đồng trở thành hiện thực để quay trở lại phục vụ chính cộng đồng nơi mình đang sinh sống. Và bắt đầu từ tháng 9/2011, khi Kế hoạch phát triển bền vững chính thức được Unilever phát động tại Việt Nam, chương trình tài trợ này được định vị là một trong những kênh chính để Unilever gắn kết cộng đồng cùng chung sức và đồng lòng vì mục tiêu phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Kế hoạch phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020, Unilever Việt Nam cam kết cải thiện cuộc sống của 20 triệu người dân Việt Nam bằng cách cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho mọi người; giảm thiểu tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đến môi trường và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người dân Việt Nam cùng với sự tăng trưởng của Unilever.

Sau một năm triển khai, Unilever Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên cả 3 lĩnh vực trọng tâm của kế hoạch, trong đó nổi bật là 17,5 triệu người được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp thông qua các chiến dịch giáo dục và thay đổi nhận thức, hành vi vệ sinh; Tiết kiệm thêm 130,000 m3 nước sạch trong tổng số gần 1 triệu m3 nước sạch đã được tiết kiệm từ khi giới thiệu Comfort một lần xả. Nhà máy sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường thay cho dầu Diesel và 10,000 hộ gia đình đã được tiếp cận nguồn vốn vay tài chính vi mô với tổng ngân sách lên đến 20 tỉ đồng

Chương trình trao tài trợ thường niên của Quỹ Unilever Việt Nam góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam

Đối với phần đông trong số gần 88 triệu người dân Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững vẫn còn đang tồn tại ở cấp vĩ mô. Nhưng với sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường sống và những chỉ số về chất lượng cuộc sống như nước sạch và vệ sinh bị rớt hạng dưới mức cơ bản nhiều lần, câu chuyện về phát triển bền vững đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong dân chúng.

Và khi một doanh nghiệp như Unilever tiên phong lên tiếng và nỗ lực hết mình vì một Việt Nam bền vững, câu chuyện đó sẽ được nhân rộng khắp các cộng đồng dân cư và từ chính những cộng đồng này, mục tiêu bền vững sẽ từng bước được hiện thực hóa.

  • Mai Nhàn