- Sau khi đăng bài viết “Thu phí giao thông: có nên ném đá dò đường?” trên Tuần Việt Nam, đã có hàng trăm ý kiến phản hồi. Chúng tôi xin chọn đăng những ý kiến tiêu biểu.
Cần xuất phát từ thực tiễn
Một bạn đọc có Email: nhandan@yahoo.com.vn cho rằng: Theo tôi nghĩ đừng nên thấy những nước phát triển rồi copy họ. Không kịp nhìn lại nước mình đang ở vị trí nào, có phù hợp hay không. Mong các nhà lãnh đạo khi ra quyết định gì, nên đưa ra thảo luận kỹ càng mới trình Chính phủ, vì đã là luật mà sửa tới sửa lui khó coi lắm. Chưa kể là có khi còn bị những nước bạn chê cười nữa chứ!!
Tôi thấy ở ta ô tô phải chịu nhiều loại phí như vậy. Giá hàng hóa đặc biệt là ô tô quá cao. Ai cũng hô "cho dân giàu, nước mạnh". Nhưng hạn chế phương tiện giao thông cá nhân lại không có phương tiện đi lại thuận lợi. Trong khi đó việc cần phải làm là quy hoạch hạ tầng không được trông xa, manh mún, mỗi khi cứ thấy bất cập mới đi giải quyết là ý kiến của bạn đọc có Email: tuvanvtlhungthinh@gmail.com.
Đồng tình với nội dung của bài viết, bạn đọc có Email: kienphamvn@yahoo.com.vn cho rằng tác giả phân tích rất sâu sắc và thực tiễn với tình hình xã hội, nhà quản lý luôn dùng phép thử và lấy dân ra làm thí nghiệm, thực tế là đã quá nhiều văn bản ban hành ra không khả thi mà đôi khi còn đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội và cũng có nhiều văn bản trái luật nữa, tận thu thuế mà không nghĩ đến quyền lợi của nhân dân, quản lý ko được quay qua hạn chế!
Bạn Vân Trường (Email: chuong167vc@yahoo.com) với tiêu đề: Thu phí...một bài học? Hoàn toàn nhất trí với ý kiến bài viết. Tại sao đề xuất thu phí hạn chế PT cá nhân lại làm nóng dư luận hiện nay như vậy? câu trả lời là: chưa hợp lý, hợp tình và còn chưa hợp pháp. Xem xét các ý kiến của một số quan chức cấp cao thời gian qua và của Bộ trưởng GTVT ngày 1/4 trong buổi họp báo của Chính phủ thì càng thấy rõ là Bộ GTVT đã nóng vội trình phương án thu phí lên Chính phủ và tỏ ra lúng túng khi bị rất nhiều ý kiến phản bác sắc sảo, chính xác. Đây có lẽ cũng là một bài học lớn cho những người làm công tác tham mưu cho Chính phủ và quản lý Nhà nước...
Học cao quên ngay những lý luận cơ bản của Triết học Max-Lenin là những phản hồi từ bạn Triệu Ngọc Liễu (Email: Trieungoclieu3@gmail.com. Bạn cho rằng khi xem xét một sự vật hiện tượng phải đặt trên quan điểm toàn diện và trong mối liên hệ phổ biến... Vậy mà người ta đã bỏ qua tỷ lệ huy động GDP vào Ngân sách 25% (cao nhất thế giới). Chênh lệch thu nhập Giàu/nghèo 9,2 lần. Số người giàu bao nhiêu%?, người nghèo%? Sử dụng Ngân sách trong đầu tư thất thoát 40%. Các loại thuế phí đã chồng chéo v.v. Mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thật khó.
Bạn Hoàng Ngọc Vinh (Email: hnvinh@moet.edu.vn) cho rằng gần đây Tuần Việt Nam có nhiều bài viết liên quan đến phí giao thông rất hay. Vâng, đề nghị Bộ trưởng mời các chuyên gia của Bộ GTVT đưa ra ý kiến phản biện bài viết trên. Một giáo sư người Nhật nghiên cứu việc làm chính sách nhạn xét là không có nghiên cứu khoa học là rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Cách làm của ta xem ra còn chưa hài hòa giữa văn hóa, kinh tế và những vấn đề xã hội.
Quá nhiều loại phí
Bạn Hòa Bình đồng tình với ý kiến của ông Trần Du Lịch: "Thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân theo kiểu này, chỉ có thể lý giải là cần tiền và duy nhất một chỗ có thể "lấy" được, "bắt chẹt" được là buộc người có xe phải gánh 9-10 loại phí." Tôi cũng đồng ý với ý kiến cho rằng "hệ thống tư vấn và năng lực người lãnh đạo" cần phải được xem xét lại. Đây là hai nguyên nhân cốt lõi của câu chuyện "phí chồng phí" của Việt Nam hiện nay.
Bài viết cũng là những suy nghĩ của rất nhiều người. Đó l;à nhận xét của bạn Kim Hoang (Email: hoangkim@yahoo.com). Tuy nhiên, liệu những người đề xuất chính sách trên có lưu tâm? Bao nhiêu ý kiến của người dân, bao nhiêu bức xúc, nhưng cũng giống như những quyết định không hợp lòng dân, một khi việc thu phí được áp dụng thì người dân chỉ có cách đóng thôi, nếu không chỉ có cách bỏ xe thôi!!!
Bạn Dang Xuan Truong (Email: dvan@gmail.com) đặt ra câu hỏi: Tại sao chỉ kẹt xe ờ 5 thành phố lớn mà không phải ở các tỉnh thành khác? Phải chăng ở đó Chính phủ đả rót quá nhiều kinh phí vào đó. Tại sao bánh ngọt đó không chia đều cho các tỉnh thành khác? Tôi ví dụ như nếu như chuyển Nhà ga, Sân bay, bệnh viện, trường học v..v... ra khỏi trung tâm thành phố thì xem có kẹt xe không? Chắc chắn là không rồi?
Cả nước thực chất rất đang khó khăn về kinh tế, lạm phát, nay tăng phí, thực không hiểu nổi...Nếu lãng đạo tốt, thì một động thái của họ cũng được đồng lòng của dân. Vấn đề lớn nhất của giao thông hiện nay là CHẬM TIẾN ĐỘ, và RÚT RUỘT CÔNG TRÌNH, nếu tăng phí, tăng đầu tư mà không hạn chế được CHẬM TIẾN ĐỘ và RÚT RUỘT CÔNG TRÌNH, thì mọi công thành vô ích. Là nhận xét của bạn đọc có Email: thanh.victory@gmail.com.
Bạn Trần Vũ (Email: tranvu5165@yahoo.com) cho rằng: Đá dò đường đủ làm bể đầu ngành CN ô tô VN. Thu hay chưa thu hoặc không thu phí hạn chế phương tiện giao thông, viên đá dò đường này cũng có hiệu quả: Người dân ít nhất trong năm nay không dám mơ đến xe hơi nếu chưa có, nếu có cũng lăm le bán đi cho rãnh nợ, ngành CN Ô tô non trẻ của VN cũng khựng lại chờ. Vài năm tới, giao thông đúng là tốt hơn.
Bạn đọc Vũ Thanh Nam (Email: thanh_nam43@gmail.com) nêu ý kiến thuế phí nhiều chỉ khổ dân và làm lạm phát tăng thôi. Quan trọng là phải có tầm nhìn trong lập dự án đầu tư tránh chạy theo lợi nhuận, có sự phối hợp của nhiều ngành giải quyết chứ không phải không quản được thì cấm hay thu thuế như giờ.
Tôi thích nhất câu kết luận của tác giả. Đó là sự đồng tình của bạn đọc có Email: xukaplasma@yahoo.com. “Nhưng nếu một khi hiệu quả không như mong muốn thì những thay đổi có nên không? Như vậy, trước tiên phải xem xét lại hệ thống tư vấn và năng lực người lãnh đạo”.
Cho rằng phải xem xét lại ùn tắc ở thành phố thực chất chỉ ở hơn chục nút giao thông thôi chứ đâu phải chỗ nào cũng tắc là ý kiến của bạn đọc có Email: hoangsonvhnt@yahoo.com. Bạn cho rằng giải quyết bằng cấm theo giờ hoặc chủng loại...là xong. Tắc cục bộ phần lớn do người điều khiển lấn đường để vượt trước nhưng CSGT rất ít tác nghiệp.Đặc biệt là với xe máy. Giải quyết hai vấn đề này là cơ bản ổn. Đừng thu tiền của dân nữa vì cuộc sống của người dân quá mệt mỏi vì cả ngàn sự lo về kinh tế.
Bạn đọc Lê xuân Tiến (Email: lanlexuan1997@yahoo.com) viết: Thuế và phí càng ngày người ta nghe nói nhiều đến việc làm trái với kết luận của Thủ tướng phí chồng lên phí ..khi dư luận búc xúc thì đổi tên phí thành hạn chế phương tiện, tất cả chỉ vì vốn, vì thất thoát bởi tham nhũng, lại quả quá lớn. Cần minh bạch bằng cách thuê kiểm toán giám sát. Ở Vinashin nếu giám sát chặt chẽ làm sao có chuyện thất thoát hàng tỷ đô!!!?
Ban Bạn đọc
Cần xuất phát từ thực tiễn
Một bạn đọc có Email: nhandan@yahoo.com.vn cho rằng: Theo tôi nghĩ đừng nên thấy những nước phát triển rồi copy họ. Không kịp nhìn lại nước mình đang ở vị trí nào, có phù hợp hay không. Mong các nhà lãnh đạo khi ra quyết định gì, nên đưa ra thảo luận kỹ càng mới trình Chính phủ, vì đã là luật mà sửa tới sửa lui khó coi lắm. Chưa kể là có khi còn bị những nước bạn chê cười nữa chứ!!
Tôi thấy ở ta ô tô phải chịu nhiều loại phí như vậy. Giá hàng hóa đặc biệt là ô tô quá cao. Ai cũng hô "cho dân giàu, nước mạnh". Nhưng hạn chế phương tiện giao thông cá nhân lại không có phương tiện đi lại thuận lợi. Trong khi đó việc cần phải làm là quy hoạch hạ tầng không được trông xa, manh mún, mỗi khi cứ thấy bất cập mới đi giải quyết là ý kiến của bạn đọc có Email: tuvanvtlhungthinh@gmail.com.
Đồng tình với nội dung của bài viết, bạn đọc có Email: kienphamvn@yahoo.com.vn cho rằng tác giả phân tích rất sâu sắc và thực tiễn với tình hình xã hội, nhà quản lý luôn dùng phép thử và lấy dân ra làm thí nghiệm, thực tế là đã quá nhiều văn bản ban hành ra không khả thi mà đôi khi còn đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội và cũng có nhiều văn bản trái luật nữa, tận thu thuế mà không nghĩ đến quyền lợi của nhân dân, quản lý ko được quay qua hạn chế!
Bạn Vân Trường (Email: chuong167vc@yahoo.com) với tiêu đề: Thu phí...một bài học? Hoàn toàn nhất trí với ý kiến bài viết. Tại sao đề xuất thu phí hạn chế PT cá nhân lại làm nóng dư luận hiện nay như vậy? câu trả lời là: chưa hợp lý, hợp tình và còn chưa hợp pháp. Xem xét các ý kiến của một số quan chức cấp cao thời gian qua và của Bộ trưởng GTVT ngày 1/4 trong buổi họp báo của Chính phủ thì càng thấy rõ là Bộ GTVT đã nóng vội trình phương án thu phí lên Chính phủ và tỏ ra lúng túng khi bị rất nhiều ý kiến phản bác sắc sảo, chính xác. Đây có lẽ cũng là một bài học lớn cho những người làm công tác tham mưu cho Chính phủ và quản lý Nhà nước...
Học cao quên ngay những lý luận cơ bản của Triết học Max-Lenin là những phản hồi từ bạn Triệu Ngọc Liễu (Email: Trieungoclieu3@gmail.com. Bạn cho rằng khi xem xét một sự vật hiện tượng phải đặt trên quan điểm toàn diện và trong mối liên hệ phổ biến... Vậy mà người ta đã bỏ qua tỷ lệ huy động GDP vào Ngân sách 25% (cao nhất thế giới). Chênh lệch thu nhập Giàu/nghèo 9,2 lần. Số người giàu bao nhiêu%?, người nghèo%? Sử dụng Ngân sách trong đầu tư thất thoát 40%. Các loại thuế phí đã chồng chéo v.v. Mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thật khó.
Bạn Hoàng Ngọc Vinh (Email: hnvinh@moet.edu.vn) cho rằng gần đây Tuần Việt Nam có nhiều bài viết liên quan đến phí giao thông rất hay. Vâng, đề nghị Bộ trưởng mời các chuyên gia của Bộ GTVT đưa ra ý kiến phản biện bài viết trên. Một giáo sư người Nhật nghiên cứu việc làm chính sách nhạn xét là không có nghiên cứu khoa học là rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Cách làm của ta xem ra còn chưa hài hòa giữa văn hóa, kinh tế và những vấn đề xã hội.
Quá nhiều loại phí
Bạn Hòa Bình đồng tình với ý kiến của ông Trần Du Lịch: "Thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân theo kiểu này, chỉ có thể lý giải là cần tiền và duy nhất một chỗ có thể "lấy" được, "bắt chẹt" được là buộc người có xe phải gánh 9-10 loại phí." Tôi cũng đồng ý với ý kiến cho rằng "hệ thống tư vấn và năng lực người lãnh đạo" cần phải được xem xét lại. Đây là hai nguyên nhân cốt lõi của câu chuyện "phí chồng phí" của Việt Nam hiện nay.
Bài viết cũng là những suy nghĩ của rất nhiều người. Đó l;à nhận xét của bạn Kim Hoang (Email: hoangkim@yahoo.com). Tuy nhiên, liệu những người đề xuất chính sách trên có lưu tâm? Bao nhiêu ý kiến của người dân, bao nhiêu bức xúc, nhưng cũng giống như những quyết định không hợp lòng dân, một khi việc thu phí được áp dụng thì người dân chỉ có cách đóng thôi, nếu không chỉ có cách bỏ xe thôi!!!
Bạn Dang Xuan Truong (Email: dvan@gmail.com) đặt ra câu hỏi: Tại sao chỉ kẹt xe ờ 5 thành phố lớn mà không phải ở các tỉnh thành khác? Phải chăng ở đó Chính phủ đả rót quá nhiều kinh phí vào đó. Tại sao bánh ngọt đó không chia đều cho các tỉnh thành khác? Tôi ví dụ như nếu như chuyển Nhà ga, Sân bay, bệnh viện, trường học v..v... ra khỏi trung tâm thành phố thì xem có kẹt xe không? Chắc chắn là không rồi?
Cả nước thực chất rất đang khó khăn về kinh tế, lạm phát, nay tăng phí, thực không hiểu nổi...Nếu lãng đạo tốt, thì một động thái của họ cũng được đồng lòng của dân. Vấn đề lớn nhất của giao thông hiện nay là CHẬM TIẾN ĐỘ, và RÚT RUỘT CÔNG TRÌNH, nếu tăng phí, tăng đầu tư mà không hạn chế được CHẬM TIẾN ĐỘ và RÚT RUỘT CÔNG TRÌNH, thì mọi công thành vô ích. Là nhận xét của bạn đọc có Email: thanh.victory@gmail.com.
Bạn Trần Vũ (Email: tranvu5165@yahoo.com) cho rằng: Đá dò đường đủ làm bể đầu ngành CN ô tô VN. Thu hay chưa thu hoặc không thu phí hạn chế phương tiện giao thông, viên đá dò đường này cũng có hiệu quả: Người dân ít nhất trong năm nay không dám mơ đến xe hơi nếu chưa có, nếu có cũng lăm le bán đi cho rãnh nợ, ngành CN Ô tô non trẻ của VN cũng khựng lại chờ. Vài năm tới, giao thông đúng là tốt hơn.
Bạn đọc Vũ Thanh Nam (Email: thanh_nam43@gmail.com) nêu ý kiến thuế phí nhiều chỉ khổ dân và làm lạm phát tăng thôi. Quan trọng là phải có tầm nhìn trong lập dự án đầu tư tránh chạy theo lợi nhuận, có sự phối hợp của nhiều ngành giải quyết chứ không phải không quản được thì cấm hay thu thuế như giờ.
Tôi thích nhất câu kết luận của tác giả. Đó là sự đồng tình của bạn đọc có Email: xukaplasma@yahoo.com. “Nhưng nếu một khi hiệu quả không như mong muốn thì những thay đổi có nên không? Như vậy, trước tiên phải xem xét lại hệ thống tư vấn và năng lực người lãnh đạo”.
Cho rằng phải xem xét lại ùn tắc ở thành phố thực chất chỉ ở hơn chục nút giao thông thôi chứ đâu phải chỗ nào cũng tắc là ý kiến của bạn đọc có Email: hoangsonvhnt@yahoo.com. Bạn cho rằng giải quyết bằng cấm theo giờ hoặc chủng loại...là xong. Tắc cục bộ phần lớn do người điều khiển lấn đường để vượt trước nhưng CSGT rất ít tác nghiệp.Đặc biệt là với xe máy. Giải quyết hai vấn đề này là cơ bản ổn. Đừng thu tiền của dân nữa vì cuộc sống của người dân quá mệt mỏi vì cả ngàn sự lo về kinh tế.
Bạn đọc Lê xuân Tiến (Email: lanlexuan1997@yahoo.com) viết: Thuế và phí càng ngày người ta nghe nói nhiều đến việc làm trái với kết luận của Thủ tướng phí chồng lên phí ..khi dư luận búc xúc thì đổi tên phí thành hạn chế phương tiện, tất cả chỉ vì vốn, vì thất thoát bởi tham nhũng, lại quả quá lớn. Cần minh bạch bằng cách thuê kiểm toán giám sát. Ở Vinashin nếu giám sát chặt chẽ làm sao có chuyện thất thoát hàng tỷ đô!!!?
Ban Bạn đọc