- Thời điểm cuối tháng 8 đến nay, thị trường vàng lại tăng giá phi mã, giá vàng trong nước vọt lên mức cao nhất trong vòng 1 năm qua khi cán đích 47,4 triệu đồng/lượng vào ngày 14/9.
Tăng giá dữ dội, vàng vượt xa mốc 47 triệu
Vàng tăng vọt, dân chùn tay thu gom
Ngân hàng 'chạy' theo giá vàng bằng lãi suất
Lo vàng lậu được hợp pháp hóa
Vàng tăng vọt, dân chùn tay thu gom
Ngân hàng 'chạy' theo giá vàng bằng lãi suất
Lo vàng lậu được hợp pháp hóa
Một lần nữa, giá vàng trên thực tế đã phủ định tất cả những dự báo và không chịu
“lệ thuộc” vào chính sách quản lý mới được cơ quan điều hành thị trường tiền tệ
ban hành trước đó…
Hưởng ứng đà tăng mạnh vào đêm qua của giá vàng thế giới sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung gói nới lỏng định lượng mới (QE3), giá vàng trong nước ngày 14/9 đã vọt lên 47,4 triệu đồng/lượng, cao nhất trong hơn 1 năm. Đồng thời giá vàng trong nước có tốc độ tăng nhanh hơn giá thế giới nên khoảng cách giữa hai mức giá tăng lên 2,8 triệu đồng/lượng.
Lý giải nguyên nhân giá vàng tăng phi mã, trước hết là do lực đẩy của thị trường quốc tế, vào thời điểm giá vàng đạt mốc kỷ lục hôm 12/9 tại thị trường châu Âu, giá vàng đang giao dịch ở mức 1.743,2 USD/ounce, tăng 10,7 USD/ounce; đưa giá vàng đạt “đỉnh” trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố khách quan như trên, người ta lại một lần nữa đề cập đến những nguyên nhân xuất phát chính từ trong thị trường vàng nội địa.
Một trong những vấn đề được đặt ra nhiều qua đợt sốt vàng lần này chính là diễn biến mua gom vàng của các ngân hàng. Không ít các chuyên gia và lãnh đạo DN vàng không ngần ngại chỉ rõ, nhu cầu vàng tăng vọt, đẩy giá tăng có phần lớn từ hoạt động mua vào của các ngân hàng. Không chỉ gom mua mà các ngân hàng còn tăng lãi suất huy động vàng một cách đồng loạt lên cao.
Một thời gian dài trước đây, ngân hàng đã ồ ạt cho vay vàng để đầu tư bất động sản với kỳ hạn dài (do lãi suất cho vay vàng thấp hơn lãi suất cho vay tiền đồng), trong khi đó, phần lớn lượng vàng huy động được đều ở kỳ hạn 1 - 3 tháng. Điều này đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào trạng thái âm về vàng. Chính vì vậy, dù NHNN đã nhiều lần gia hạn, song các ngân hàng vẫn không huy động nổi số vàng phải trả. Chính vì thế, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã mạnh tay mua vàng để cắt lỗ, trước dự báo giá vàng có thể tiếp tục tăng cao.
Hưởng ứng đà tăng mạnh vào đêm qua của giá vàng thế giới sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung gói nới lỏng định lượng mới (QE3), giá vàng trong nước ngày 14/9 đã vọt lên 47,4 triệu đồng/lượng, cao nhất trong hơn 1 năm. Đồng thời giá vàng trong nước có tốc độ tăng nhanh hơn giá thế giới nên khoảng cách giữa hai mức giá tăng lên 2,8 triệu đồng/lượng.
Lý giải nguyên nhân giá vàng tăng phi mã, trước hết là do lực đẩy của thị trường quốc tế, vào thời điểm giá vàng đạt mốc kỷ lục hôm 12/9 tại thị trường châu Âu, giá vàng đang giao dịch ở mức 1.743,2 USD/ounce, tăng 10,7 USD/ounce; đưa giá vàng đạt “đỉnh” trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố khách quan như trên, người ta lại một lần nữa đề cập đến những nguyên nhân xuất phát chính từ trong thị trường vàng nội địa.
Một trong những vấn đề được đặt ra nhiều qua đợt sốt vàng lần này chính là diễn biến mua gom vàng của các ngân hàng. Không ít các chuyên gia và lãnh đạo DN vàng không ngần ngại chỉ rõ, nhu cầu vàng tăng vọt, đẩy giá tăng có phần lớn từ hoạt động mua vào của các ngân hàng. Không chỉ gom mua mà các ngân hàng còn tăng lãi suất huy động vàng một cách đồng loạt lên cao.
Một thời gian dài trước đây, ngân hàng đã ồ ạt cho vay vàng để đầu tư bất động sản với kỳ hạn dài (do lãi suất cho vay vàng thấp hơn lãi suất cho vay tiền đồng), trong khi đó, phần lớn lượng vàng huy động được đều ở kỳ hạn 1 - 3 tháng. Điều này đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào trạng thái âm về vàng. Chính vì vậy, dù NHNN đã nhiều lần gia hạn, song các ngân hàng vẫn không huy động nổi số vàng phải trả. Chính vì thế, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã mạnh tay mua vàng để cắt lỗ, trước dự báo giá vàng có thể tiếp tục tăng cao.
Chuyên gia Nguyễn Trọng Tài (Học viện Ngân hàng) nhấn mạnh: “Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được tình trạng ngân hàng thương mại lách luật”.
Trước đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các ngân hàng thương mại huy động và cho vay bằng vàng. Quyết định này đã làm thị trường vàng nhiều phen “dậy sóng”.
Đến nay, tình trạng về cơ bản đã được khống chế bởi Nghị định 24, tuy nhiên do NHNN tiếp tục cho gia hạn thời gian phát hành chứng chỉ huy động vàng đến ngày 25/11/2012 nên gần đây một số NHTM, ví như ACB vẫn tiếp tục phát hành Chứng chỉ huy động vàng với các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng với “lãi suất cạnh tranh 0.8%/năm”. Tất nhiên đi cùng với đó là cam kết sẽ “đảm bảo đáo hạn trước ngày 25/11/2012 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng sẽ chuyển sang giữ hộ vàng và không trả lãi sau thời điểm trên”. Tuy nhiên, điều này ít nhiều cũng có những tác động lên diễn biến thị trường vàng trong nước
Cũng cần lưu ý, trong tuần cuối cùng của tháng 8/2012, NHNN đã ra 2 văn bản quan trọng đó là Quyết định 1623/QĐ-NHNN và Thông tư 24/TT-NHNN cùng ban hành ngày 23/8 kỳ vọng đó là liều thuốc đặc trị sự bất kham của thị trường vàng trong những ngày cuối tháng.
Theo đó, Quyết định 1623 đã chính thức công bố việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thuộc độc quyền Ngân hàng Nhà nước và đó là nền tảng pháp lý quan trọng để nhà điều hành bổ sung nguồn cung vàng miếng, can thiệp thị trường khi cần thiết, nhất là trong mấy ngày gần đây. Hai là, liên quan đến sự “eo sèo” của những thương hiệu vàng “phi SJC” bị ép giá so với SJC, NHNN cũng cho phép chuyển đổi những loại vàng này sang vàng SJC. Ba là, đối với các loại vàng SJC “xịn” nhưng bị cong vênh, bóp méo, biến dạng, cũng được phép chuyển đổi thành vàng SJC.
Thông tư số 24/2012/TT-NHNN có hai nội dung đặc biệt quan trọng. TCTD không được thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Mặt khác, nhà điều hành cũng có hướng mở để đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng khi người dân/tổ chức rút vàng ra để bán ngoài thị trường.
Cụ thể, thông tư đề cập rõ: "Để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc NHNN sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay bằng vàng giữa một số tổ chức tín dụng với nhau”.
Với những quyết định trên, NHNN đã chính thức gom vàng về một mối, và mặc dù chấp nhận quyền sở hữu và các giao dịch mua bán vàng miếng của mọi tổ chức cá nhân nhưng chỉ mua bán đối với thương hiệu vàng miếng quốc gia SJC. Xét về lợi ích chung, việc quản lý vàng như nói trên sẽ ổn định được thị trường vàng, không để chúng tác động tiêu cực tới ổn định tỷ giá và lãi suất.
Thoạt đầu, giá vàng đã được kiềm chế, tuy nhiên đến cuối tháng 8 đầu tháng 9 đặc biệt vào tuần thứ 2 của tháng này thì có vẻ như giá vàng đã thực sự “tuột phanh” khi vọt lên mốc cao, vượt qua cả ngưỡng 46,3 triệu đồng/lượng, lập đỉnh cao nhất sau nửa năm trời.
Đặc biệt, căn bệnh kinh niên độ “vênh giá” giữa vàng trong nước và thị trường thế giới thì vẫn xấp xỉ 3 triệu đồng/lượng và tiếp tục là nỗi ám ảnh của thị trường vàng nội… và nó càng trở nên là một thách thức nếu so với con số 400 ngàn đồng được cho là hợp lý do chính lãnh đạo NHNN công bố trước đây.
Và dường như, qua cơn sốt này, dấu ấn của những chính mới về vàng như Nghị định vàng và một loạt văn bản do Ngân hàng Nhà nước mới ban hàng từ tháng 8/2012 vẫn chưa để lại dấu ấn. Có phải, thị trường vẫn còn những khó khăn khiến việc quản lý vàng vẫn chưa triệt để, các ông chủ kinh doanh vàng, các ngân hàng vẫn chưa tuân thủ các quy định mới nghiêm ngặt… Hay vàng không sợ các chính sách này?
Tâm Thời