Sáng 13/1, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của VCPMC năm 2020. Chương trình dành phút giây tưởng nhớ nhạc sĩ Vũ Mão và Phó Đức Phương - hai cố nhạc sĩ đặt nền móng cho VCPMC.

Ông Đinh Trung Cẩn - Giám đốc VCPMC cho biết, năm 2020 vừa qua là một năm đặc biệt đối với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, ban lãnh đạo VCPMC đã dự báo đúng tình hình trong chiến lược phát triển của VCPMC và đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động, tập trung vào việc khai thác và bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trên môi trường internet, tích cực áp dụng công nghệ 4.0 và các phần mềm quốc tế vào mọi hoạt động. Nhờ đó, vượt lên khó khăn chung, hoạt động của VCPMC trong năm 2020 vẫn được duy trì ổn định và ghi nhận những bước phát triển mới.

{keywords}
VCPMC thu được hơn 150 tỷ đồng tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc năm 2020.

"Hàng ngày các dữ liệu âm nhạc phát ở đâu, bài gì, trong thời lượng bao lâu đều được lưu lại. Từ đó, chúng tôi có cơ sở để thực hiện thu phí bản quyền", nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết.

Trong năm 2020, số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đã thu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là: 150.029.732.979 đồng, tăng 12 % so với năm 2019, trong đó: Số tiền thu tại khu vực phía Bắc là: 47.566.866.803 đồng; số tiền thu tại chi nhánh phía Nam là: 102.462.866.176 đồng.

Trong năm 2020, VCPMC đã thực hiện 4 kỳ phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả với số tiền (đã trừ phí quản lý) là: 107.455.689.511 đồng. Dự tính trước Tết Nguyên đán 2021, VCPMC sẽ tiến hành phân phối số tiền tiếp theo là 36 tỷ đồng. 

{keywords}
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn. 

Trong năm 2020, công tác hỗ trợ và tư vấn pháp lý, giải quyết khiếu nại của các tác giả thành viên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định diễn ra chủ yếu trên môi trường kỹ thuật số, đặc biệt là YouTube. Các vụ kiện do VCPMC tiến hành trong năm 2020 bao gồm 14 vụ việc trong đó có 8 vụ liên quan tới biểu diễn.

VCPMC tiến hành khởi kiện Cty TNHH Multimedia Ngọc Việt tổ chức chương trình biểu diễn Để nhớ một thời ta đã yêu 6 – Một thuở yêu người tại Nhà hát Hoà Bình - TP.HCM. TAND Hà Nội xét xử ngày 17/9/2020 tuyên VCPMC thắng kiện, bản án đã có hiệu lực. Trung tâm rút đơn khởi kiện (3 vụ) do bị đơn khắc phục một phần vi phạm và do bị đơn ngừng hoạt động (2 vụ), còn 8 vụ nữa vẫn đang trong quá trình tố tụng.

Năm 2020, VCPMC tiếp tục mở rộng hợp tác song phương với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới. Cho tới thời điểm này, VCPMC đã ký hợp đồng song phương với 81 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs), số lượng hợp đồng ký kết tăng khoảng 10% so với năm 2019.

Mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng nguồn thu từ nước ngoài của VCPMC vẫn tăng trưởng mạnh, đến thời điểm này tăng 82% so với năm ngoái từ gần 2 tỷ đồng lên tới hơn 3,6 tỷ đồng do tốc độ tăng trưởng lĩnh vực kỹ thuật số từ các tổ chức nước ngoài. 

Tới nay, tổng số thành viên viên ký hợp đồng uỷ quyền tại VCPMC là 4.540 tác giả (năm 2020 là 276 tác giả).

{keywords}
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.

Nhận xét về hoạt động của trung tâm, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ kỷ niệm khi mới bắt đầu sự nghiệp âm nhạc: “VCPMC đã giúp tôi có được số tiền đầu tiên từ bài hát của mình. Số tiền nhỏ nhưng đã nhen nhóm trong tôi niềm tin rằng tôi có thể sống được với đam mê của mình và có thể hoạt động chuyên nghiệp trong âm nhạc. 

Tôi được biết rằng khi nhạc sĩ mất đi, trung tâm vẫn tiến hành thu tiền bản quyền trong 50 năm sau đó, số tiền sẽ được để lại cho gia đình nhạc sĩ. Như thế các con tôi, cháu tôi vẫn được hưởng phần nào đó của tôi để lại. Tôi hoàn toàn yên tâm khi có trung tâm hỗ trợ để mình yên tâm sáng tác vì mỗi bài hát là tài sản và chất xám của mình". 

Tình Lê

Hơn 133 tỷ tiền quyền tác giả âm nhạc năm 2019

Hơn 133 tỷ tiền quyền tác giả âm nhạc năm 2019

Theo báo cáo của VCPMC trong năm 2019, số tiền sử dụng quyền tác giả đã thu là trên 133 tỷ đồng.