Các bệnh thường gặp khi giao mùa ở trẻ luôn liên quan tới vấn đề hô hấp và hệ tiêu hóa. Để có thể chăm sóc bé yêu khỏe mạnh hơn, các mẹ trẻ nên chú ý các chứng bệnh thường gặp và cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Các triệu chứng trẻ thường gặp khi giao mùa
Cảm cúm: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Sốt phát ban: Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Sốt phát ban gây ra bởi virus sởi hay còn gọi là ban đỏ, hoặc ban đào khi bé nhiễm virus rubella.
Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…
Viêm tai: Viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông cao hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Tầm quan trọng của việc vệ sinh mắt, mũi cho trẻ
Trong thời điểm giao mùa Thu - Đông với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây chính là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… bùng phát. Vì thế, cha mẹ cần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ bằng nhiều biện pháp phòng tránh là vệ sinh mắt, mũi cho trẻ hàng ngày.
Trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ thường không có đủ nước mắt để tự làm sạch hơn nữa virus, vi khuẩn trong không khí giai đoạn chuyển mùa rất dễ tấn công trẻ khiến bé có thể nhiễm bệnh nhãn khoa, phổ biến nhất là viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Việc vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ sẽ giúp mắt bé luôn sạch, ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn…
Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh khá mỏng và nhạy cảm, nên bé dễ sổ mũi khi thời tiết hanh khô hay tiếp xúc với bụi, hóa chất… Thói quen vệ sinh mũi hàng ngày sẽ giúp phòng bệnh đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở cho trẻ.
Tuy nhiên, khi vệ sinh mắt, mũi cho trẻ mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý được chỉ định dành riêng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tuyệt đối không nên tự ý pha nước muối tại nhà hoặc dùng sản phẩm đa liều có chứa chất bảo quản và dễ lây nhiễm chéo.
Fysoline - Nước muối sinh lý tại Pháp, được sản xuất bởi Gifrer - thương hiệu đã có hơn 100 kinh nghiệm. Sản phẩm hỗ trợ làm sạch mắt, mũi của trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn như vệ sinh mũi, mí mắt và góc mắt hàng ngày, hỗ trợ điều trị các bệnh về tai mũi họng, viêm kết mạc, loại bỏ các dị vật gây khó chịu. Số giấy phép: 1700059/PCBA - HN. Thông tin truy cập website: http://fysoline.vn/ Facebook: http://www.facebook.com/fysoline Hotline: 094 240 8866. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Vũ Minh