Trong bài viết "Học MBA ở Hoa Kỳ" trên Thời báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, tác giả Dung Võ kể lại câu chuyện "khôn không kém" giữa một học viên 51 tuổi ở Brazil và vị giáo sư ở Trường Harvard. Tác giả hiện theo học MBA ở Hoa Kỳ và đã có những chia sẻ khá dí dỏm và thú vị về việc học cũng như trong cuộc sống những tháng ngày đầu tiên làm sinh viên nơi đất khách.


Bảo hiểm y tế là bắt buộc

Học ở Hoa Kỳ, sinh viên (SV) nào cũng có bảo hiểm y tế để những khi trái gió trở trời còn được chữa trị chu đáo, chứ không thì cái túi tiền mong manh của SV Việt Nam không chịu nổi với chi phí y tế đắt đỏ nhất thế giới của Hoa Kỳ đâu.

Chích ngừa (thường là thứ sáu-tám mũi, tùy trường) là điều bắt buộc đối với SV quốc tế và các trường đại học kiểm soát rất gắt gao về chuyện này. Chi phí chích ngừa ở Hoa Kỳ đắt hơn ở Việt Nam khoảng…10 lần, nên nếu chích ngừa ở Việt Nam trước thì bạn tiết kiệm được ngót ngét…10 cái burger.

May mà trước khi đến Boston vài tháng, tôi đã xem kỹ các yêu cầu về chích ngừa trên website của trường và triệt để tuân thủ các yêu cầu này chứ nếu không thì qua đây phải nhịn ăn mặc cả tháng chỉ để …tiêm mấy con vi trùng vào người.

Trường tôi học có một nơi để chăm sóc sức khỏe cho SV kiểu như “trung tâm y tế” ở Việt Nam nhưng hiện đại hơn rất nhiều lần, cả về cơ sở vật chất lẫn cách mà nhân viên đối xử với bạn. SV được học bổng Fulbright không phải mua bảo hiểm y tế vì đã được mua sẵn theo chế độ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Khi nào thấy “long thể” bất an, tôi chỉ cần đến trung tâm y tế này, giơ thẻ SV lên là được chữa trị tới nơi, tới chốn. Cô trực ban, vẫn tươi cười từ nãy đến giờ và không… mỏi miệng, khen tôi rối rít vì đã chu đáo photo sẵn cái phiếu chích ngừa để nộp cho cô ấy (nhiều SV khác lười lắm, “bắt” cô phải đi photo cho họ). Tuy cái trung tâm y tế này lịch sự thế này nhưng tôi vẫn mong không bao giờ phải bén mảng đến đây.

Càng tranh luận nhiều, càng có điểm cao


Học MBA ở Hoa Kỳ thì không thể chê vào đâu được vì các kiến thức mà họ truyền đạt rất thực tế và phương pháp luyện “bí kíp” rất khoa học. SV được luyện theo các “chiêu thức MBA” thật sự và toàn bộ “chiêu thức” đều lấy từ Harvard Business School, gồm các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Starbucks, Unilever, Schindler, JetBlue Airway, Merril Lynch, AT&T, BBC…

Học viên phải đọc tài liệu thật kỹ rồi lên lớp thảo luận, phân tích đưa ra giải pháp. Càng tranh luận nhiều, càng có điểm cao vì điểm cuối cùng của một môn chỉ phụ thuộc khoảng 30 – 50% vào điểm thi viết vào cuối học kỳ mà thôi; phần còn lại phụ thuộc vào các thuyết trình nhóm hoặc cá nhân tại lớp.

Lớp tôi có 23…em, bạn, anh, chú và…bác. Riêng bác này đã 51 tuổi rồi, đang nắm giữ một vị trí quản lý khá cao cấp cho một ngân hàng lớn ở Brazil nhưng vẫn còn hăm hở cắp sách tới trường.

Điều đáng suy nghĩ hơn là khi dân trí cao, người ta nhìn nhận vấn đề và hành động cũng khác. Giáo sư thậm chí còn phát tài liệu cho hai “khách hàng tiềm năng” và khuyến khích “tụi nhỏ” mạnh dạn tranh luận trước lớp với các học viên khác.

Sau khi học chung với lớp Pre – MBA này với tôi, bác sẽ chuyển “lều chõng” sang trường kinh doanh Harvard để học tiếp khóa đào tạo CEO.

Thỉnh thoảng, bác còn hứng chí dẫn hai thằng con (một cậu 15, cậu kia 17) từ Brazil vào lớp, dĩ nhiên có sự xin phép của giáo sư trước. Bác này “khôn ra phết”, bắn một mũi tên mà trúng hai đích.

Đích thứ nhất là (theo tôi đoán)” hai thằng con “mục sở thị’ không khí học vui vẻ, sôi động trong lớp của bố thì chắc chắn sẽ ít nhiều bị tác động và mong muốn sau này được đi học giống bố. Đích thứ hai là (cũng vẫn theo tôi đoán): Hai thằng con đi “học” sẽ hớn hở khoe với mẹ(đang ở Brazil) là bố học rất chăm chỉ, ở Hoa Kỳ bố rất…ngoan.

Còn giáo sư cũng …khôn không kém, cho hai thằng nhóc vào lớp là tạo cơ hội tiếp cận “khách hang mục tiêu tiềm năng” cho trường, hoặc ít ra là cho đất nước Hoa Kỳ. Điều đáng suy nghĩ hơn là khi dân trí cao, người ta nhìn nhận vấn đề và hành động cũng khác. Giáo sư thậm chí còn phát tài liệu cho hai “khách hàng tiềm năng” và khuyến khích “tụi nhỏ” mạnh dạn tranh luận trước lớp với các học viên khác.

Ám ảnh “ đàn ông xách giỏ đi chợ”

Nếu việc học tuy cực nhưng tương đối thuận lợi với tôi thì chuyện ăn uống lại có phần căng thẳng hơn nhiều, nhất là có mấy ngày đầu còn lạ nước lạ cái. Đăng ký ăn trong căn tin của trường thì thuận tiện nhưng rất đắt (750USD/ tháng, mà chỉ có 2 bữa/ngày) nên tôi chọn giái pháp “cắp giỏ đi chợ” sau khi được một người Turkmenistan có bán nhiều thứ có thể chế biến thành cơm Việt Nam hằng ngày.

Cắp giỏ đi chợ rồi và phải tốn thời gian lựa chọn thức ăn rồi mới thấy thương chị em phụ nữ Việt Nam và hiểu tại sao khi còn ở bên nhà mình phải ngồi ‘trơ mắt ếch” ra trông xe để đợi họ đi chợ lâu thế. Bây giờ mà cho tôi về Việt Nam ngồi đợi mẹ hay vợ tôi đi chợ thì trong lòng tôi sẽ thấy sung sướng lắm chứ không có càm ràm trong bụng nữa đâu. Sau vài lần đi chợ, tôi thích nghi rất nhanh với tác phong của chị em phụ nữ Việt Nam.

Tôi cũng cầm cái này lên, bỏ cái kia xuống, thỉnh thoảng lại còn đưa tận mũi ngửi ngửi trông rất là… nội trợ. Hàng hóa bên này rất nhiều nên bạn phải quan sát kỹ trước mua vì có những thứ (chất lượng) như nhau mà giá khác nhau. Ví dụ như hôm qua ,tôi đi mua cà chua. Thấy rõ ràng một bên để 2,99 USD/ pound còn một bên 1,99USD/pound. Coi kỹ lại thì hai loại cà chua này chỉ khác nhau hình thức bên ngoài thôi.

Loại mắc hơn thì to hơn, đẹp hơn (tạm gọi là “cà chua mẫu”, giống người mẫu vậy mà). Loại nhỏ hơn thì rẻ hơn và ít đẹp hơn (chứ không có xấu). Mà chọn cà chua (hay thức ăn nói chung) thì cũng như chọn vợ, cứ lấy tiêu chí “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ra mà áp dụng (nếu “nước sơn” cũng tốt nữa như vợ tôi chẳng hạn thì càng hay). Thế là tôi “lơ” bọn cà chua người mẫu đi, cứ nhè cà chua thường mà bốc lấy bốc để cho vào túi.

Ở đây rồi mới thấy ăn sáng ở Việt Nam là cả một thiên đường vì có quá nhiều lựa chọn. Thậm chí hồi ở Việt Nam, tôi và bà xã còn phải “động não” mỗi sáng để quyết định hôm đó ăn cái gì. Nghĩ đến đây tôi …thèm nhỏ dãi..

Mấy thứ khác thì nên chọn lựa cái gì có để bảng “giá đặc biệt của siêu thị” mà mua, rẻ hơn nhiều lắm. Ai ở lâu thì nên sắm lấy cái thẻ siêu thị, tha hồ mà được hưởng discount (giảm giá), nhiều khi tới 50% so với giá binh thường.

Đối với mấy cái siêu thị to to thì nên chú ý tấm bảng ghi chủng loại hàng hóa trên lủng lẳng trên mỗi lối đi để định vị sản phẩm, đỡ mất thời gian tìm.

Một cách tìm thứ mình muốn nhanh nữa là xem thứ ở mấy cái đầu quầy hàng có danh sách trưng hàng hóa không. Mới đây, tôi áp dụng chiêu này để đi mua gạo, vốn là thứ ít ai dùng ở đây nên khó tìm lắm, và nhanh chóng biết được gạo nằm ở quầy số 7 lấy gạo cho vào túi.

Phát hiện ra cái siêu thị thì hai bữa cơm hàng ngày xem như tạm ổn vì chỗ tôi ở có cái nhà bếp nho nhỏ dưới tầng hầm. Tại căn bếp này, tôi được quan sát viên bất đắc dĩ về văn hóa ẩm thực của sáu quốc gia khác (vì họ đâu có cho tôi ăn khi nấu xong đâu).

Quan trọng hơn là tôi có thể tiết kiệm được một nửa so vói ăn trong căn tin của trường (một nửa tiết kiệm được có thể sử dụng cho các “món ăn tinh thần”). Hai bữa chính thì xem như tạm ổn, tôi chỉ có hơi bức xúc về phần điểm tâm mà thôi. Ăn sáng thì hết sandwich, ngũ cốc, sữa rồi đổi lại là sữa, ngũ cốc, sandwich ngày này qua tháng nọ.

Ở đây rồi mới thấy ăn sáng ở Việt Nam là cả một thiên đường vì có quá nhiều lựa chọn. Thậm chí hồi ở Việt Nam, tôi và bà xã còn phải “động não” mỗi sáng để quyết định hôm đó ăn cái gì. Nghĩ đến đây tôi …thèm nhỏ dãi..

  • Dung Võ