Nhiều người nhắc nhau không ngủ trên chiếc giường mà người mất từng nằm. Tuy nhiên, lý do vì sao không nên ngủ thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là lời giải thích:

  1. Tránh vi khuẩn xâm nhập 

Nhiều người mất tại nhà. Trước khi mất cơ thể họ có thể đã bị nhiễm một số vi rút, vi khuẩn. Những vi rút, vi khuẩn này rất dễ lưu lại trên các vật mà họ sử dụng, đặc biệt là quần áo, giường chiếu… 

 Do vậy, để tránh bị nhiễm vi rút, vi khuẩn của người đã mất, bạn tuyệt đối không ngủ trên chiếc giường và vật dụng mà người mất đã dùng trước đó. 

Ảnh minh họa Sohu

2. Tránh nhìn vật nghĩ đến người

 Khi người thân qua đời, ai cũng rất đau buồn. Nhưng theo thời gian, nỗi buồn ấy sẽ từ từ nguôi ngoai. Nếu bạn ngủ trên giường mà người mất đã ngủ trước đó chắc chắn bạn sẽ luôn nghĩ về người ấy. 

Tất nhiên, việc nhớ về người thân đã qua đời là điều bình thường, nhưng nếu bạn quá đắm chìm trong nỗi buồn, xao nhãng chuyện học hành, công việc hay cuộc sống hàng ngày thì đó lại là điều không nên.  

3. Cảm thấy ân hận, không ngừng trách bản thân 

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, những người trẻ thường chọn đi xa để học tập, làm việc. Họ thường không sống cùng cha mẹ, ông bà và thậm chí không có thời gian để gặp họ lần cuối . 

Vì vậy, khi ngủ trên chiếc giường mà người đã khuất từng ngủ, bạn sẽ luôn hình dung việc người thân từng nằm ở vị trí này. Từ đó, bạn sẽ thường xuyên có những đêm mất ngủ, trằn trọc vì cảm thấy tội lỗi khi trước đó không dành thời gian chăm sóc và ở bên cha mẹ, người thân của mình. 

Tóm lại: Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên và mỗi chúng ta sẽ đều gặp phải. 

Khi còn được sống, hãy sống một cách tận tâm, tập trung hiệu quả trong công việc và học tập, đừng lãng phí tuổi trẻ, đừng lãng phí thời gian. Hãy dành sự quan tâm cho những người thân yêu và hãy về nhà thường xuyên!

Khi người thân mất, không được lật tung những vật dụng mà họ từng sử dụng, không được ngủ trên giường mà họ từng ngủ, luôn tuân theo quy tắc tôn trọng người đã khuất, cư xử tốt với người đang sống.

 Linh Giang (Theo Sohu)