Có lẽ, thời trang được khai sinh từ khi chúng ta bắt đầu biết lấy da thú và lá cây phủ lên người, đó là cách để con người khẳng định bản sắc cá nhân hoặc một nhóm người nào đó trước đám đông.
Từ trang phục của các bộ lạc cổ xưa cho tới thời trang bản địa, những gì mặc trên người phản ánh chúng ta là ai, đến từ đâu... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng thời trang có tính địa lý không kém gì bản sắc cá nhân.
Từ bao giờ thời trang thể hiện tính xã hội nhiều hơn bản sắc cá nhân của người mặc?
Nhiếp ảnh gia Hans Eijkelboom đã dành hơn 20 năm để làm sáng tỏ văn hóa toàn cầu biểu hiện và thay đổi như thế nào qua thời trang. Kể từ năm 1990, Eijkelboom đã chụp lại ảnh của những con người ở thành thị, mỗi địa điểm không tới 2 giờ đồng hồ.
Bộ ảnh bên dưới cho thấy, phong cách thời trang không chỉ dao dộng theo thời gian, lớn hơn nữa là sự đồng hóa về thời trang xuyên quốc gia. Tóm lại, dòng chảy thương mại toàn cầu đã khiến chúng ta vô tình hoặc cố ý ăn mặc giống nhau.
Ảnh chụp tại Paris vào 9/9/2006: 12 anh chàng khác nhau cùng đeo một chiếc túi LV, chụp cùng một địa điểm trong khoảng thời gian 2 tiếng
"Mỗi khi bạn tới cửa hàng và mua món đồ gì đó hợp với bản thân, cùng lúc đó có khoảng 10.000 đàn ông và phụ nữ trên khắp thế giới cũng làm điều tương tự".
Eijkelboom cho biết: "Các nhãn hàng thời trang luôn nói rằng, bạn là cá nhân độc nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại chính là sản phẩm của các xu hướng và ngoài kia có hàng tá người trông giống bạn".
Cùng tại một địa điểm và chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, có tới 15 người cùng mặc một kiểu áo sơ mi caro (flannel)
Trong cuốn sách People of the Twenty-First Century (tạm dịch: Những con người của thế kỷ 21), chỉ rõ:
"Sự trớ trêu trong việc thể hiện cá tính thực chất được tiết lộ qua sự lặp lại, từ phong thái, thái độ sống cho tới cách phản ứng với xã hội".
New York năm 1997
Amsterdam năm 2000
Amsterdam năm 2001
Rotterdam năm 2004
Amsterdam năm 2004
Thượng Hải năm 2005
New York năm 2006
Amsterdam 2007
Hà Nội năm 2016
Theo GenK