Từ thời La Mã cổ, màu tía (màu trung gian giữa màu xanh da trời và màu đỏ) đã trở thành biểu tượng của hoàng gia, quyền lực và giàu sang. Kể từ thời thời nữ hoàng Elizabeth I (từ năm1558 đến 1603), màu tía đã trở thành màu độc quyền của hoàng gia Anh.
Nguồn gốc của biểu tượng hoàng gia này bắt nguồn từ sự khan hiếm và chi phí nhuộm cực đắt. Chuyện kể rằng hoàng đế La Mã ở thế kỷ thứ 3 là Aurelian thậm chí không cho phép vợ mình sử dụng khăn choàng màu tía bởi vì giá của nó còn đắt hơn cả vàng.
Trước đây, vải vóc nhuộm màu tía là một mặt hàng xa xỉ mà chỉ giai cấp quý tộc mới có khả năng mua được. Thuốc nhuộm màu tía có xuất xứ từ thành phố buôn bán Tyre của người Phoenician (Phoenician cũng có nghĩa là “xứ sở màu tía”) thuộc Li-băng ngày nay.
Thuốc nhuộm màu tía được tạo ra từ các loại động vật biển thân mềm chỉ sống ở Tyre thuộc vùng Địa Trung Hải. Quy trình sản xuất xuất loại màu này rất công phu vì để tạo ra một gam thuốc nhuộm màu cần sử dụng tới hơn 9000 cá thể động vật biển thân mềm.
Không dành cho tầng lớp bình dân, màu tía dần trở thành biểu tượng quyền lực của các đế chế như Roma, Ai Cập hay Ba Tư. Màu tía còn tượng trưng cho sự thiêng liêng và thánh thần vì vua chúa mặc màu này thường được cho là hiện thân hay hậu duệ của các vị thần.
Màu tía bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp bình dân cách đây khoảng 1,5 thế kỷ nhờ công của một nhà hóa học trẻ tuổi người Anh tên là William Henry Perkin. Vào năm 1856, trong nỗ lực tìm ra thuốc chữa sốt rét, Perkin đã phát hiện ra một hợp chất có thể dùng để nhuộm vải thành màu tía. Sau phát hiện này, màu tía được sử dụng đại trà trong ngành công nghiệp nhuộm khiến giá thành của nó trở lên bình dân hơn.
Sau này vào năm 1859, người ta gọi màu tía là màu hoa cà lấy theo tên tiếng Pháp của loài hoa cẩm quỳ và thuốc nhuộm màu tía được gọi là thuốc nhuộm màu hoa cà. Như vậy nhờ một phát hiện hết sức tình cờ của một nhà khoa học trẻ, màu sắc từng là biểu tượng của hoàng gia trở thành màu phổ biến được tất cả các tầng lớp yêu thích và sử dụng.
Phan Khôi
Nguồn gốc của biểu tượng hoàng gia này bắt nguồn từ sự khan hiếm và chi phí nhuộm cực đắt. Chuyện kể rằng hoàng đế La Mã ở thế kỷ thứ 3 là Aurelian thậm chí không cho phép vợ mình sử dụng khăn choàng màu tía bởi vì giá của nó còn đắt hơn cả vàng.
Sự đắt đỏ của thuốc nhuộm khiến màu tía dần trở thành màu của hoàng gia. |
Trước đây, vải vóc nhuộm màu tía là một mặt hàng xa xỉ mà chỉ giai cấp quý tộc mới có khả năng mua được. Thuốc nhuộm màu tía có xuất xứ từ thành phố buôn bán Tyre của người Phoenician (Phoenician cũng có nghĩa là “xứ sở màu tía”) thuộc Li-băng ngày nay.
Thuốc nhuộm màu tía được tạo ra từ các loại động vật biển thân mềm chỉ sống ở Tyre thuộc vùng Địa Trung Hải. Quy trình sản xuất xuất loại màu này rất công phu vì để tạo ra một gam thuốc nhuộm màu cần sử dụng tới hơn 9000 cá thể động vật biển thân mềm.
Không dành cho tầng lớp bình dân, màu tía dần trở thành biểu tượng quyền lực của các đế chế như Roma, Ai Cập hay Ba Tư. Màu tía còn tượng trưng cho sự thiêng liêng và thánh thần vì vua chúa mặc màu này thường được cho là hiện thân hay hậu duệ của các vị thần.
Màu tía bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp bình dân cách đây khoảng 1,5 thế kỷ nhờ công của một nhà hóa học trẻ tuổi người Anh tên là William Henry Perkin. Vào năm 1856, trong nỗ lực tìm ra thuốc chữa sốt rét, Perkin đã phát hiện ra một hợp chất có thể dùng để nhuộm vải thành màu tía. Sau phát hiện này, màu tía được sử dụng đại trà trong ngành công nghiệp nhuộm khiến giá thành của nó trở lên bình dân hơn.
Sau này vào năm 1859, người ta gọi màu tía là màu hoa cà lấy theo tên tiếng Pháp của loài hoa cẩm quỳ và thuốc nhuộm màu tía được gọi là thuốc nhuộm màu hoa cà. Như vậy nhờ một phát hiện hết sức tình cờ của một nhà khoa học trẻ, màu sắc từng là biểu tượng của hoàng gia trở thành màu phổ biến được tất cả các tầng lớp yêu thích và sử dụng.
Phan Khôi