Một nghiên cứu mới hé lộ, người Ai Cập cổ đại chủ yếu quan hệ tình dục vào mùa hè.


{keywords}

Một phần khu định cư Al-Qasr ở ốc đảo Dakhla Oasis, miền tây Ai Cập, nơi các nhà khảo cổ học khai quật và nghiên cứu các di cốt trẻ em để tìm hiểu về thời điểm ra đời của chúng. Ảnh: Daily Mail

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu tại một nghĩa địa ở ốc đảo Dakhleh của Ai Cập đã khai quật 765 ngôi mộ cổ. Từ đó, họ đã có thể xác định được tháng qua đời của những người chết do tất cả các ngôi mộ đều chỉ về hướng mặt trời mọc.

Theo trang Live Science, trong số các ngôi mộ được khai quật, nhóm khảo cổ đã tìm thấy 124 mồ chôn trẻ em chết trong khoảng tuần thai từ 18 - 45 tuần.

Kết hợp cả 2 thông tin trên, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định được thời điểm "yêu" phổ biến nhất của người Ai Cập cổ. Họ nhận định, người Ai Cập cổ tập trung làm "chuyện ấy" nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Điều này đồng nghĩa với việc số trẻ em sinh ra vào tháng 3 và tháng 4 sẽ nhiều hơn 20% so với các tháng khác trong năm. Do đó, hầu hết các trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tử vong cũng xảy ra trong những tháng này.

Phát hiện trên đặc biệt đáng kinh ngạc vì ở các nền văn hóa Địa Trung Hải khác, số trẻ được thụ thai ít hơn trong mùa hè do cái nóng làm giảm ham muốn tình dục và có thể ảnh hưởng tới cả chất lượng tinh trùng.

Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, ở Ai Cập cổ đại, niềm tin về sự màu mỡ gắn với mùa lũ sống Nile là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ trẻ ra đời. Các cư dân ở ốc đảo Dakhleh tin rằng, dòng sông giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo ra sự màu mỡ của mảnh đất này và các trận lũ lụt xuất hiện trong những tháng mùa hè đồng nghĩa với làn sóng ăn mừng lan rộng.

Xu hướng số ca sinh nở đạt "đỉnh" vào mùa xuân (nhờ được thụ thai vào mùa hè) được cho là vẫn tiếp tục cho mãi tới những năm 1920 và 1930.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)