Nhật Bản đã chính thức công bố con tàu khu trục khổng lồ lớp Izumo mang theo trực thăng (còn gọi là tàu khu trục lớp 22DDH) vào hôm qua. Đây là con tàu mà Tokyo đã mong đợi từ lâu.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Con tàu dài 250m với khả năng mang theo 14 máy bay trực thăng, trọng lượng rẽ nước là 24.000 tấn. Đây là tàu chiến lớn nhất mà Nhật Bản từng đóng kể từ Thế Chiến II. Xét về trọng lượng rẽ nước, tàu khu trục lớp Izumo lớn hơn con tàu lớn nhất hiện nay của Tokyo là tàu khu trục mang trực thăng lớp Hyuga 50 lần.
Tàu Izumo được ra mắt hôm 7/8. |
Việc ra mắt con tàu khu trục mang trực thăng thứ ba này trong Lực lượng phòng vệ biển của Nhật trùng với ngày kỷ niệm 68 năm quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống Hiroshima. Tàu khu trục lớp 22DDH được đặt hàng vào năm 2009 và dự kiến đưa vào hạm đội năm 2015.
Tokyo nói rằng tàu khu trục lớp Izumo sẽ được sử dụng để tham gia chiến tranh chống tàu ngầm, các sứ mệnh theo dõi vùng biển biên giới và vận chuyển người ở các khu vực gặp thiên tai.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của con tàu khổng lồ của Nhật đã khiến Trung Quốc 'khó chịu' khi một loại báo giới Bắc Kinh đồng loạt đưa tin về sự kiện này.
Bình luận về con tàu của Nhật, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng: "Chúng tôi lo ngại về việc Nhật Bản liên tục mở rộng trang bị quân đội. Các quốc gia châu Á láng giềng của Nhật và cộng đồng quốc tế cần cảnh giác trước xu thế này. Nhật nên rút ra bài học từ lịch sử, triệt để với chính sách phòng vệ và tuân thủ đúng lời hứa của mình là lựa chọn con đường phát triển hòa bình".
Trung Quốc và Nhật Bản đang vướng vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Li Daguang - một giáo sư tại Đại học Quốc phòng Quốc gia của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa - đã gọi tàu Izumo là 'một hàng không mẫu hạm ngụy trang'.
Tàu Izumo khổng lồ bị cho là một tàu khu trục 'giả danh', vì tiềm lực trên lý thuyết của tàu này tương đương tàu sân bay. |
Hiến pháp Hòa bình của Nhật có thể cấm vận hành các loại tàu sân bay. Tuy nhiên, một số học giả vẫn không tránh được hoài nghi.
Trong suốt nhiều năm qua, các nhà bình luận vẫn cảnh báo rằng đây chỉ là một con tàu khu trục trên danh nghĩa, nhưng về lý thuyết thì sau này có thể được trang bị các chiến đấu cơ tối tân như F-35B (có khả năng cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng).
Các nguồn tin tại Nhật Bản đã bác bỏ nghi ngờ này khi nói rằng lý do để gia tăng kích thước của tàu 22DDH so với tàu khu trục lớp Hyuga là vì Nhật muốn sử dụng máy bay trực thăng cánh xoay V22 Osprey như là loại máy bay duy nhất cất cánh từ tàu này.
Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chính thức nào xác nhận việc này, chỉ có một điều đáng chú ý là Nhật Bản hiện đang tính đến khả năng mua máy bay V22 Osprey.
Trên thực tế, có vẻ như việc Nhật Bản sẽ sử dụng tàu 22DDH như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào tình hình an ninh khu vực sẽ diễn tiến ra sao. Khi xây dựng một con tàu có tầm cỡ như tàu sân bay và duy trì một hạm đội máy bay chiến đấu, Tokyo sẽ bảo lưu một phương án triển khai tàu sân bay sau một loạt các cuộc tập huấn có khả năng giảm dần sau khi tham gia các bài tập cất và hạ cánh từ các tàu sân bay của Mỹ.
Về mặt này, một chiếc tàu khu trục tầm cỡ như 22DDH sẽ không khác gì tiềm lực đột phá về hạt nhân của Nhật Bản.
Lê Thu (theo Diplomat)