Dư luận trong nước lập luận rằng Trung Quốc nên tiết kiệm tiền để đầu tư cho chính mình. Mặc dù, thời gian gần đây Trung Quốc đã vươn dậy như một siêu cường quốc kinh tế nhưng có quá nhiều người dân Trung Quốc vẫn đang phải vất vả kiếm tiền mà vẫn không đủ sống. Họ không hiểu tại sao một quốc gia đang phát triển lại đi bảo lãnh cho các nước phát triển.

Mua trái phiếu không phải cao kiến

Tuần trước, tôi đã ở Paris khi giá cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất nước Pháp như Société Générale, Credit Agricole và BNP Paribas giảm mạnh do những lo ngại về khoản nợ với Hy Lạp. Đồng thời, những băn khoăn về vấn đề tài chính của Ý cũng ảnh hưởng lớn tới thị trường tài chính toàn cầu. Trong các cuộc họp gần đây mọi người đều hỏi tôi rằng: "Trung Quốc có nên giải cứu châu Âu không?". Thậm chí giờ đang có tin đồn rằng Trung Quốc sẽ mua trái phiếu Ý để trấn an thị trường.

Một số nhà phân tích như Fareed Zakaria kêu gọi Trung Quốc hãy lãnh "trách nhiệm của các bên liên quan" bằng cách mua trái phiếu Ý, bởi vì cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại có khả năng lây lan nhanh chóng và trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc suy thoái toàn cầu thứ hai này có thể sẽ tệ hại hơn trước bởi vì hiện tại chính phủ các nước không còn áp dụng bất kỳ công cụ tài chính hay tiền tệ nào.

Zakaria biện luận châu Âu suy yếu sẽ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Trung Quốc vì đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, thị trường Châu Âu chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chắc Trung Quốc có khả năng giúp được châu Âu - chỉ có châu Âu mới cứu được chính mình.

Từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, các chính trị gia có vẻ như chỉ muốn lựa chọn các giải pháp dễ dàng như áp dụng mức lãi suất thấp chứ không chọn cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế để gây dựng lại niềm tin cho người tiêu dùng và tăng cơ hội việc làm. Mua trái phiếu Ý sẽ không giải cứu được châu Âu mà chỉ có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng này trong một vài tháng.

Ốc lo mình ốc

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ là một người bạn của châu Âu nhưng ông cũng không đề cập cụ thể đến những gì nước này sẽ làm. Ông Ôn Gia Bảo cũng bị giới hạn các lựa chọn vì lạm phát ở Trung Quốc vẫn ở mức cao, 6,2% trong tháng 8, nợ công nước này cũng tăng. Áp lực trong nước càng khiến chính phủ Trung Quốc phải thận trọng trong việc mua trái phiếu. Nhân dân Trung Quốc không muốn thấy tình huống dự trữ quốc gia giảm do đồng euro rớt giá giống như tình trạng Trung Quốc nắm giữ nhiều đồng tiền Mỹ.

Dư luận trong nước lập luận rằng Trung Quốc nên tiết kiệm tiền để đầu tư cho chính Trung Quốc. Mặc dù, thời gian gần đây Trung Quốc đã vươn dậy như một siêu cường quốc kinh tế nhưng có quá nhiều người dân Trung Quốc vẫn đang phải vất vả kiếm tiền mà vẫn không đủ sống. Họ không hiểu tại sao một quốc gia đang phát triển lại đi bảo lãnh cho các nước phát triển. Một thực tế là thu nhập bình quân đầu người của Ý gấp 3 lần của Trung Quốc.

Một kịch bản tươi sáng là khi Trung Quốc mua trái phiếu châu Âu thì sẽ có khả năng mua  được nhiều sản phẩm công nghệ và tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia khác. Trong ngắn hạn điều này không có ích nhiều, nhưng trong dài hạn biện pháp này sẽ buộc các công ty châu Âu phải đầu tư đổi mới thị trường Trung Quốc.

Hiện tại,Trung Quốc đang trong tình trạng thâm hụt thương mại với Đức. Trung Quốc mua hàng hoá của Đức nhiều hơn so với Đức mua hàng hoá từ Trung Quốc bởi vì Đức có khả năng tạo ra một số sản phẩm mà Trung Quốc muốn chẳng hạn như vốn trang thiết bị.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng thâm hụt thương mại 12,7 tỷ USD với Đức trong khi thương mại nước này với Đức năm 2007 là  thặng dư 3,3 tỷ USD. Trung Quốc cũng đang thâm hụt ngân sách 43 tỷ USD với Úc do nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc thặng dư thương mại với Hoa Kỳ do những vấn đề với cấu trúc của Mỹ.

Phần thặng dư thực sự là do xu hướng tiêu dùng mới của người Trung Quốc. Hiện nay, người Trung Quốc có nhiều nhu cầu và đòi hỏi nhiều thứ tốt hơn như thực phẩm, ô tô và nhà ở. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc tăng gấp 5 lần trong năm qua, lên tới con số 200 triệu tấn/năm. Một số nhà phân tích mong đợi nhu cầu nhu cầu ngô từ Mỹ của Trung Quốc sẽ đạt mức 15 triệu tấn trong vòng ba năm.

Trung Quốc lãnh trách nhiệm của các bên liên quan bằng cách thâm nhập vào thị trường một cách bình tĩnh và đảm bảo để ổn định nền kinh tề của chính mình trước. Trung Quốc cần quan tâm đến quyền lợi ích nội bộ của mình trước khi nghĩ đến việc giúp đỡ thế giới.  Trung Quốc cũng biết rằng mua trái phiếu không phải là một giải pháp lâu dài. Tây Âu và Mỹ cần phải tập trung vào cải cách kinh tế để cung cấp các mặt hàng mà Trung Quốc muốn. Châu Âu cần phải xây dựng lại lòng tin của người tiêu dùng bằng cách tạo thêm việc làm và ngừng mong ngóng một gói cứu trợ từ Trung Quốc.

---

Shaun Rein* (Bích Ngọc dịch)
(*) Shaun Rein là người sáng lập cũng là CEO của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc, công ty chuyên nghiên cứu về chiến lược thị trường, có trụ sở tại Thượng Hải.