Vị vua nào phong tước cho một con rái cá?

A. Vua Gia Long

Đáp án: Trong giai thoại về vua Gia Long do tác giả Lê Thái Dũng biên soạn, có một trường hợp đặc biệt được phong Vương nhưng không phải cho người mà phong cho một con rái cá. Vào năm Quý Sửu 1793 trận đánh ở thành Chánh Mẫn thua trận, Nguyễn Phúc Ánh phải cải trang làm một thường dân cùng tùy tùng chạy trốn vào chùa Ông Núi, sau đó dùng thuyền nhỏ tìm về cửa Thị Nại. Chẳng may thuyền bị đứt quai chèo nên dạt về phía bờ, sợ quân Tây Sơn trên bờ phát hiện, Nguyễn Phúc Ánh chỉ còn biết chắp tay ngửa mặt lên trời cầu cứu. Bỗng một con rái cá lớn vừa bơi vừa kêu trước mũi thuyền như có ý dẫn đường. Chúa Nguyễn cho rằng lời cầu khẩn được ứng nghiệm nên cùng thuộc hạ cố chèo theo rái cá. Tới địa phận giữa hai làng Dương Thịnh và Vinh Quang thì rái cá biến mất. Được người dân của hai làng che chở, chúa Nguyễn thoát nạn về đất Gia Định. Sau này lên ngôi hoàng đế và trở thành vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh đã ban dụ đặc biệt miễn hết sưu thuế cho hai làng Dương Thịnh, Vinh Quang. Ông cũng sai dân lập đền thờ con rái cá dẫn đường cho mình và gọi là đền "Ông rái cá" phong sắc là "Rái cá Đại Vương"

B. Vua Minh Mạng

C. Vua Bảo Đại

 

"Tráng Tráng Quận công" là tước được vua Gia Long phong cho người như thế nào?

A. Cho một lính gác

B. Ông lão nói lắp

Đáp án: Khi bị quân Tây Sơn bao vây ở Bình Định, Võ Tánh ( em rể của vua Gia Long) đã viết thư khuyên vua Gia Long bí mật đưa quân ra đánh kinh đô Phú Xuân. Người bí mật mang thư của Võ Tánh là một ông lão đánh cá. Bị quân Tây Sơn vây chặt ông lão dùng sáp bọc thư và đội bó rơm tìm được thuyền của chúa Nguyễn. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Phúc Ánh lấy niên hiệu Gia Long và sai người đi tìm ông lão đánh cá đưa về kinh. Lúc này ông lão đã hơn 70 tuổi . Gặp ông, vua hỏi tên và nói có công lớn nay muốn quan chức gì cũng được ban cho. Ông lão có tật nói lắp, khi nghe vua hỏi thì nói tên thần là Tráng...Tráng", không có ham thích gì mà chỉ được mong gọi là ông Tráng...Tráng mà thôi. Vua Gia Long bèn phong cho ông là Tráng Tráng Quận công, ban thưởng vàng bạc và cho ông lão về quê.

C. Một vị quan

 

Bộ luật nào quy định cấm mẹ chồng bắt con dâu bán dâm?

A. Bộ luật Hồng Đức

B. Bộ luật Gia Long

Đáp án: Năm Ất Hợi 1815, vua Gia Long ban chiếu công bố chính thức bộ luật với tên gọi Hoàng Việt luật lệ (dân gia quen gọi là bộ luật Gia Long). Ngoài kế thừa, học hỏi các thành quả xây dựng pháp luật trước đó, bộ luật Gia Long còn có các điều khoản nhằm xử lý quan hệ xã hội mới phát sinh trong cuôc sống. Ở mục Nhân mạng có phần quy định định về tội "uy bức người khác dẫn đến họ tự vẫn", có đề cập một phần đến mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu như: "Đàn bà người nào bắt con dâu bán dâm nhưng con dâu không nghe, đã đánh đạp cưỡng bức khiến con dâu tự vẫn thì phải đày ra vùng biên giới xa xôi'.

Hoàng Việt luật lệ (bộ luật Gia Long) quy định vợ đánh chồng bị hình phạt nặng nhất là gì?

A. Bị bắt đi đày

B. Bị đánh chết, xử trảm

Đáp án: Thời xưa đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Vợ cả được gọi là vợ chính hay là thê. Vợ bé (vợ lẽ) được gọi là thiếp. Trong phần Hình luật, mục Đấu ẩu (đánh nhau) có điều luật quy định về tội "Thê thiếp đánh chồng": Phàm vợ đánh chồng, xử 100 trượng, cứ đánh là phải chịu tội, thành bị thương cũng vậy… Đánh đến mức gẫy trở lên (khám nghiệm xem vết thương nặng nhẹ, xử nặng hơn tội đánh người bị thương ba bậc). Đánh đến thành tật, xử giảo lập quyết. Đánh chết, xử trảm lập quyết. Cố ý giết, xử lăng trì (bao gồm cả việc giết bằng bùa phép, trùng độc)". Nếu người thiếp đánh chồng xử tăng so với vợ đánh chồng 1 bậc. Chỉ đánh thì phạt 60 trượng, đồ một năm. Nếu gãy một cái răng, người thường xử 100 trượng thì vợ đánh chồng xử tăng lên 3 bậc, đối với người thiếp lại xử tăng lên 4 bậc nữa, như vậy là xử thông thành 4 bậc, phạt 90 trượng, đồ 2 năm rưỡi. Tăng là tăng đến tội chết. Nếu gãy trật khớp lưng, xử tăng đến tội chết, chỉ xử giảo chứ không xử trảm".

C. Bị phạt

 

Vị vua nào khuyên phụ nữ phải lấy chồng?

A. Vua Tự Đức

B. Vua Gia Long

C. Vua Minh Mạng

Đáp án: Minh Mạng là một vị vua rất quan tâm tới đời sống của nhân dân. Trong quyển Những chuyện thú vị về các vị vua triều Nguyễn, của Lê Thái Dũng có nêu: Theo sách Quốc sử di biên, ngày 19/12/1828 vua Minh Mạng ban chiếu rằng "Phụ nữ phải kịp thời lấy chồng, tuổi từ 16 đến 26 đều nên có đôi lứa". Đối với người trong hoàng tộc như hoàng lệ, hoàng tôn nữ và mọi công nữ, nhà vua chỉ dụ cho các quan khi họ đi lấy chồng phải thưởng và cấp cho những đồ nư trang như quy định...

 

Lê Huyền