Bộ trưởng Đinh La Thăng tỏ ra quyết liệt với chuyện chậm chuyến, hủy chuyến bay là vì hàng không Việt Nam đang gặp “khủng hoảng bay nhầm giờ”. Tìm biện pháp giải quyết được khủng hoảng sẽ tạo ra một bước đột phá mới cho ngành hàng không Việt Nam.
Nói là bước đột phá mới, bởi vì trước đó ngành
hàng không Việt Nam đã có những bước đột phá rất đáng ghi nhận. Mỗi năm, hành
khách đi máy bay tăng cao, chỉ riêng năm 2013 khách nội địa tăng 21,5%, riêng
quý I/2014 tăng 21% so với cùng kỳ.
|
|
Với sự tham gia thị trường của các hãng máy bay giá rẻ, thế cạnh tranh buộc giảm
giá vé, chi phí phù hợp với người có thu nhập thấp, cho nên có hàng trịêu người
là khách hàng mới của phương tiện giao thông hiện đại này. Thậm chí, người nghèo
cũng có thể đi máy bay vì có khi giá vé chỉ vài trăm nghìn đồng.
Ngành hàng không có những đột phá quan trọng khi mở rộng thêm nhiều nhà ga ở các
tỉnh rất khang trang, tổ chức nhiều tuyến mới để người dân ở mọi miền đều có thể
đi lại bằng máy bay. Các nhà ga hiện đại mọc lên tạo ra một gương mặt mới cho
các địa phương, người dân đi lại bằng máy bay nhiều hơn cũng là một yếu tố để
nâng cao dân trí, hành khách cư xử văn minh hơn, lịch sự hơn so với bến xe, bến
tàu.
Các hãng máy bay cạnh tranh, hạ giá vé không chỉ có lợi cho người dân, mà còn
tạo điều kiện cho các công ty du lịch lữ hành mở rộng thị trường, kéo khách du
lịch nước ngoài đến Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của ngành hàng không
Việt Nam trong thời gian qua cũng góp phần xây dựng một hình ảnh năng động của
một quốc gia đang phát triển, qua đó thu hút thêm các nhà đầu tư từ các nước.
Những kết quả đó không thể không ghi nhận vai trò của các hãng máy bay Vietnam
Airlines, Vietjet Air.
Những bước tiến đó ai cũng có thể nhận thấy, nhưng chính trong tiến bộ đó lại
tạo ra khủng hoảng. Số lượng máy bay tăng, hành khách tăng nhanh khiến cho hệ
thống hạ tầng kỹ thụât và dịch vụ không đáp ứng kịp thời và đầy đủ, dẫn đến chậm
chuyến, hủy chuyến. Sự tăng trưởng khá nhanh trong hai năm qua cũng tạo ra áp
lực đối với các cơ quan quản lý hàng không. Các hãng máy bay đều không muốn rơi
vào tình trạng này, thực tế có rất nhiều khó khăn, nhưng họ không thể đơn phương
giải quyết mà phải chờ đợi sự cải tiến của toàn hệ thống.
Vietnam Airlines, Vietjet Air đều có cơ sở, nền tảng để thành công lớn trên một
thị trường 90 triệu dân và vươn ra thị trường quốc tế, nhưng để làm được điều đó
nhanh hơn, thành công đến sớm hơn thì phải có sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của
ngành giao thông và Cục Hàng không Việt Nam.
Việc cấp thiết trước mắt là có giải pháp kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng
chậm chuyến, hủy chuyến.
(Theo Lao động)