- "Khi mẹ mất, chị gái tôi muốn kiện cô y tá ở một bệnh viện tư nhân nơi mẹ điều trị nhưng sau khi bàn bạc thì gia đình đã quyết định không làm".

Có thắng kiện mẹ tôi cũng không thể sống lại được

Một đồng nghiệp của anh từng chia sẻ với tôi rằng mẹ anh bị chết oan vì sự cẩu thả của một y tá. Thực hư chuyện này thế nào, thưa anh?

- Năm 2011 mẹ tôi bị viêm phế quản để nặng quá bị chạy vào phổi. Nhà ở Thái Bình nên anh chị của tôi đưa bà vào một bệnh viện tư nhân để điều trị. Trong 2 ngày đầu được chẩn đoán, bác sĩ có chỉ định cho dùng thuốc kháng sinh bằng hình thức truyền vào tĩnh mạch.

Sau ngày đầu, sức khỏe của mẹ tôi đã khá hơn. Bà đi lại, ăn uống được. Sang đến ngày thứ 3 do bận các buổi biểu diễn nên tôi chưa về kịp thì nghe tin mẹ tôi bị hôn mê và qua đời. Cái chết đột ngột của mẹ khiến tôi vừa sốc vừa áy náy.

Sau này tôi nghe người nhà kể lại rằng cô y tá khi truyền cho mẹ tôi để người ở tư thế tựa lưng vào tường. Điều này trong ngành y là không đúng bởi quy định khi truyền cho bệnh nhân phải để bệnh nhân nằm thẳng. Chính thao tác sai của cô y tá gây sốc phản vệ khiến mẹ tôi bị co giật và gục tại chỗ. Khi được người nhà báo, các bác sĩ có làm mọi cách nhưng không cứu được nữa.

{keywords} 

Trong gia đình tôi lúc đó có rất nhiều ý kiến, đặc biệt chị gái tôi là bác sĩ sản nổi tiếng của Hải Phòng phản ứng dữ dội. Thậm chí chị còn yêu cầu bệnh viện làm rõ sự việc, cần thiết thì khởi kiện người y tá đó. Nhưng sau khi làm các thủ tục ma chay cho mẹ xong, các anh chị em chúng tôi có ngồi lại và nghĩ dù sao mẹ mình cũng mất rồi, nếu có kiện làm rùm beng lên thì pháp y họ sẽ can thiệp. Hơn nữa bạn y tá đó trong thâm tâm chắc cũng không muốn chuyện xấu đến với mẹ tôi nên dù có thắng kiện mẹ tôi cũng không thể sống lại được.

Chị gái tôi sau đó có yêu cầu lãnh đạo bệnh viện tư nhân và cô y tá trực tiếp truyền phải có động thái nào đó. Và thực tế ông giám đốc bệnh viện cùng cô y tá có đến thắp hương và xin lỗi trước vong linh của mẹ tôi.

Qua chuyện này tôi thấy hầu như các bác sĩ đôi khi gây hại cho bệnh nhân do sự bất cẩn thôi chứ trong tâm họ không có ý định gì. Chính gia đình bệnh nhân đôi khi cũng phải thông cảm cho bác sĩ, y tá bởi đôi khi họ quá bận và mệt mỏi bởi các ca trực quá tải khiến họ sao lãng. Nhưng cũng cảnh báo và nhắc nhở các bác sĩ rằng trong tay họ là tính mạng của một con người nên dù có vất vả thì cũng phải cẩn trọng. Với các gia đình, đôi khi sự việc xảy ra rồi thì đôi khi mình cũng không nên quá căng thẳng.

 

Không muốn khó xử cho bác sĩ

Vấn đề y đức xuống cấp thời gian gần đây được báo chí đề cập nhiều. Quan điểm của anh ra sao?

- Gần đây báo chí có nói nhiều về sự gian dối về ngành y. Nhưng trong cuộc sống bây giờ ngành nghề nào cũng đều có sự gian dối và nhìn ra thì thấy những tiêu cực của ngành y tế là nhỏ chứ không phải là quá lớn. Lỗi của một ai đó nhiều khi bị quy chụp hết cho các thầy thuốc là điều bất công với họ. Còn bao gương tốt trong ngành y thì ít được ca ngợi. Đôi khi có sự việc thì công chúng lại bức xúc thái quá. Điều này tôi nghĩ rằng phải có sự thay đổi về mọi mặt trong cuộc sống. Chúng ta phải nhìn vào những điều tốt đẹp thay vì cứ ngồi moi móc trách cứ nhau.

Có khi nào vì có người thân cũng làm ngành y nên có cái nhìn bao dung với ngành y?

- Vì được công chúng biết đến nhiều nên mỗi lần con bị ốm hoặc trong gia đình có điều gì phải nhờ đến bệnh viện thì tôi luôn nhận được sự ưu ái của các bác sĩ. Thậm chí đôi khi có bác sĩ sẵn sàng ưu tiên không phải xếp hàng, không phải chờ đợi. Nhưng tôi nghĩ rằng mình cũng như bao công dân khác nên phải tuân thủy quy tắc xếp hàng chờ tới lượt.

Chẳng hạn có những lần đi khám thai của vợ, bà xã bảo tại sao anh không can thiệp để mình khám cho nhanh còn về với con. Tôi cũng không muốn lạm dụng chuyện đó nhiều bởi không muốn khó xử cho bác sĩ.

{keywords}

Tôi cũng bắt đầu tìm đến thẩm mỹ viện

Tôi thấy hiện nay xu hướng nữ nghệ sĩ tích cực phẫu thuật thẩm mỹ để làm đẹp ngày càng nhiều. Còn nam nghệ sĩ nghe chừng có vẻ thờ ơ hoặc có thì cũng ít người công khai. Ca sĩ theo đuổi dòng nhạc chính thống như anh chắc không quan tâm đến vấn đề làm đẹp đâu nhỉ?

- Làm đẹp bây giờ nó không chỉ dừng ở nữ mà ngay cả nam, đặc biệt là những nghề phải tiếp xúc nhiều với công chúng thì càng phải chú ý. Làm đẹp cũng là điều cần thiết nhưng tôi nghĩ nên nâng cấp những thứ có sẵn lên chứ đừng can thiệp quá nặng. Bởi ông Trời đã sinh ra mình một gương mặt, một góc cạnh đôi khi nó là đặc trưng. Bạn tin không? tôi cũng bắt đầu tìm đến thẩm mỹ viện rồi đấy.

Anh không nói đùa đấy chứ?

- Thật mà (cười). Theo thời gian làn da bị nhăn nên tôi phải làm cho nó trẻ lại. Hay ánh mắt không được trong thì mình phải cải thiện nó. Tôi đã bắt đầu xóa nếp nhăn, làm căng da ở một thẩm mỹ viện. Họ diệt colagen dưới da, nó sẽ tái tạo dần chứ không phải thay đổi ngay lập tức. Tôi mới làm được 1 tháng, sau 3 tháng thì những colagen già sẽ tiêu hủy đi, thay bằng colagen mới.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ lưu ý việc tập luyện để giữ vóc dáng để không thừa cân bởi đàn ông từ 45 đến 50 tuổi phát triển vòng 2 ghê lắm. Ngoài ra, về răng, về tóc tôi nghĩ cũng cần phải cải thiện. Nó không phải là cái gì đó to tát ảnh hưởng tới nhan sắc nhưng năm 2014 là năm tôi sẽ có cuộc "lột xác" đấy bạn. Làm sao để ít nhất khán giả nhìn mình thay vì ngoảnh đi và thương hại thì sẽ mỉm cười chẳng hạn.

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Sơn Hà