Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Mộc bản trường học Phúc Giang được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

{keywords}

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhận Bằng chứng nhận Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Ngày 19/5/2016, tại thành phố Huế, Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) đã nhóm họp và chính thức công nhận “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” (tỉnh Thừa Thiên Huế) và “Mộc bản trường học Phúc Giang” (tỉnh Hà Tĩnh) là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Các chuyên gia MOWCAP đánh giá cao các hồ sơ của Việt Nam trên các phương diện:

Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí kiến trúc cung đình, chưa thấy ở những nơi khác trên thế giới. Trên kiến trúc cung đình Huế hiện còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ, 146 ô thơ văn viết tráng men pháp lam và 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Hệ thống di sản thơ văn này là một bảo tàng sống động, độc đáo, riêng có về văn chương thời Nguyễn, chuyển tải thông điệp lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc một giai đoạn lịch sử của Việt Nam.

{keywords}

Với lối trình bày "nhất thi nhất họa" (một bài thơ đi kèm với một bức tranh), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí kiến trúc cung đình, chưa thấy xuất hiện ở những nơi khác trên thế giới

{keywords}

"Mộc bản trường học Phúc Giang" là khối mộc bản duy nhất về văn hóa, giáo dục của một dòng họ được lưu giữ ở Việt Nam

Mộc bản trường học Phúc Giang (còn gọi là Mộc bản Trường Lưu) là khối tư liệu kết tinh tài năng, trí tuệ của dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng và có giá trị trong việc khai thác, nghiên cứu nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục, kỹ thuật in ấn ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII. Trải qua nhiều biến cố, Mộc bản trường học Phúc Giang hiện còn lại 394 bản, đang được lưu giữ, bảo quản tại nhà thờ Nguyễn Huy (xã Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) và Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Với hai di sản mới được vinh danh, Việt Nam đã có tổng cộng sáu Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới (UNESCO). Có thể nói, các di sản trên là kho tàng sử liệu đồ sộ, hàm chứa nhiều giá trị quý báu, đồng thời là những tác phẩm nghệ thuật vô giá, cần được đặc biệt chú ý bảo tồn và phát huy giá trị.

Như vậy tổng cộng nước ta có 6 di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Di sản Tư liệu Thế giới:

1. Mộc bản triều Nguyễn là Di sản Tư liệu Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. 

2. Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê-Mạc (1442-1779) được đưa vào Danh mục Di sản Tư liệu Thế giới vào ngày 27/7/2011. Hai di sản này trước đó đã được ghi danh là Di sản Tư liệu trong chương trình Di sản Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

3. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang). 

4. Châu Bản triều Nguyễn.

5.Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. 

6. Mộc bản trường học Phúc Giang.


Khánh An