Mới đây tại Hà Nội, Hội bê tông Việt Nam phối hợp với Vụ khoa học công nghệvà môi trường, Vụ vật liệu xây dựng vừa tổ chức hội thảo “Phát triển Vật liệu xây và cấu kiện không nung cho các công trình xây dựng - Thực trạng và Giải pháp”.

Theo báo cáo tỷ trọng sử dụng gạch không nung trong cả nước đã đạt trên 21% so với tổng vật liệu xây, tương đương 6.8 tỷ viên QTC. Số cơ sở sản xuất vật liệu xây trên cả nước tính đến cuối 2017 là 8.943 cơ sở với tổng công suất thiết kế đạt 32,9 tỷ viên QTC/năm, trong đó Gạch không nung bê tông (gạch block) khoảng 2.320 cơ sở sản xuất với tổng đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.

Cùng với việc sản xuất vật liệu bê tông, các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc phát triển dây chuyền công nghệ sản xuất. Từ chỗ chỉ có những dây chuyền nhỏ công nghệ thấp được sản xuất tại các doanh nghiệp cơ khí trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc thì nay đã xuất hiện nhiều đơn vị lớn như: DmC Group, Thanh Phúc, Đức Thành,…

{keywords}
 Dây chuyền sản xuất gạch bê tông tự động

Tại hội thảo lãnh đạo bộ xây dựng, các chuyên gia và doanh nghiệp đều khẳng định việc phát triển gạch không nung là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với thực tế hiện nay. Theo các chuyên gia, hiện nay xu thế xây dựng nhà cao tầng tại đô thị là công nghiệp tiền chế và lắp ghép, vì vậy các doanh nghiệp bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất gạch xây, còn phải đẩy mạnh sản xuất và sử dụng tấm tường tiền chế lắp ghép cho xây dựng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Sau gần 9 năm triển khai Chương trình phát triển VLXKN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 đến nay việc sử dụng vật liệu không nung thay thế gạch đất nung trong xây dựng đã đạt được những bước tiến quan trọng.

Việc sử dụng gạch không nung là xu thế tất yếu trong quá trình xây dựng, nhất là lĩnh vực dân dụng và nhà ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, để đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính, giảm tiêu thụ năng lượng, bảo vệ tài nguyên đất là loại tài nguyên không tái tạo, công nghiệp hóa và tự động hóa xây dựng trong thời đại công nghiệp 4.0.

Xu thế xây dựng nhà cao tầng tại đô thị là công nghiệp tiền chế và lắp ghép, như thế việc quản lý chất lượng xây dựng đảm bảo hơn, tiến độ thi công rất nhanh, vì vậy cần đẩy mạnh không chỉ sản xuất sử dụng viên xây, mà còn phải đẩy mạnh sản xuất và sử dụng tấm tường tiền chế lắp ghép cho xây dựng”

{keywords}
Ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng- Bộ Xây dựng phát biểu tại hội thảo

Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia, CEO DmC Đoàn Văn Vẽ cũng khẳng định: DmC sẽ kết hợp cùng với đối tác nước ngoài để cung cấp máy sản xuất tấm tường tiền chế lắp ghép cho xây dựng và dần nội địa hóa loại công nghệ này.

Ông Vẽ cũng nhấn mạnh rằng dây chuyền DmCline so với các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt và giá thành phù hợp với tiềm lực đầu tư của Doanh nghiệp Việt. Không chỉ dừng ở sản xuất trong nước, DmCline sẽ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài với giá cả cạnh tranh.

Doãn Phong