- GS Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ nói, Việt Nam nghèo nhưng chơi sang, có những viện nghiên cứu là những "tháp ngà", hoàn toàn độc lập với các trường ĐH.
GS Hưng, cùng nhiều nhà khoa học khác, sau khi dự hội thảo góp ý cho dự luật Giáo dục Đại học do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 13/10 cho rằng, dù đã tới lần 5 nhưng chưa "chín" nên cần hoãn việc trình dự luật này để Quốc hội xem xét ở kỳ họp tới.
GS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ): 'Tôi hơi thất vọng"
Đọc dự thảo, tôi thất hơi thất vọng. Cách làm vẫn chưa thoát khỏi tư duy bao cấp, chỉ hô hào không có gì đặt ra cụ thể.
Chúng ta đặt vấn đề hội nhập nhưng lại làm ngược với các cuộc cách mạng giáo dục của các nước. Trong khi các nước thiết kế chương trình đào tạo cử nhân chỉ 3 năm thì Việt Nam lại kéo dài 4 năm.
Vấn đề đặt ra là Bộ GD-ĐT phải tạo điều kiện cho các sinh viên có sự hội nhập, theo học tiếp ở nước ngoài như thế nào... thì còn chung chung.
Một vấn đề bức xúc 20 năm, nay vẫn tồn tại không giống ai. Cụ thể, hiện không có nước nào hệ thống đào tạo ĐH lại lung tung như ở Việt Nam gồm cả hệ tại chức, hệ chính quy.
Cách quản có thể mềm dẻo đáp ứng nhu cầu người học. Có thể học ngày, học tối và kéo dài thời gian học, nhưng quy định bất khả kháng là không học hết chương trình thì không cấp bằng....
Việt Nam nghèo nhưng chơi sang, có những viện nghiên cứu là những "tháp ngà", hoàn toàn độc lập với các trường ĐH.
Giáo sư ĐH thì mải chạy sô, không có thời gian nghiên cứu. Cần phải giảm những "tháp ngà" đó, gắn nghiên cứu với đào tạo ĐH.
Phải bảo đảm lương cho GS ĐH để họ không phải chạy sô, tránh tình trạng GS đi dạy 30 năm vẫn giữ nguyên một giáo trình trong khi Khoa học - Kỹ thuật thế giới tiến lên như vũ bão.
Tôi đề nghị việc kiểm định chất lượng giáo dục phải là những ban độc lập với Bộ, với trường, không bị chi phối bởi bất cứ nhóm lợi ích nào.
GS Hoàng Tụy: "Phi lợi nhuận chỉ là che đậy"
Khi chưa xác định được phương hướng cải cách GD ĐH như thế nào thì việc xây dựng Luật vẫn theo lối mòn và cách làm cũ.
Trước mắt, cần hoãn trình Quốc hội thông qua dự thảo Bộ GD-ĐT cần xem xét một số vấn đề cấp bách sau:
GD ĐH hiện nay không chỉ lạc hậu mà đang đi lạc ra khỏi "con đường chung" của thế giới. Do đó, việc đuổi kịp chỉ được khi chúng ta biết mình đi lạc ở chỗ nào? Nhìn vào GD ĐH Việt Nam hiện nay có thể đúc rút một câu "việc gì cũng làm khác thiên hạ!?".
Yêu cầu hội nhập quốc tế hết sức cấp bách nhưng những vấn đề cơ bản của dự thảo đề ra rất mờ nhạt.
Ví như vấn đề "tự chủ" - trong nhiều quy định đã đặt vấn đề phân cấp, nhưng thực tế Bộ chỉ ôm đồm.
Ở chương 3, chương 4 cần để "đất" cho trường thì lại quy định....cho Bộ: " Bộ tổ chức biên soạn giáo trình dùng chung....".
Điều này cực kỳ phi lý, cực kỳ lạc hậu. Trên thì nói "tự chủ" có vẻ thoáng nhưng dưới lại quy định khác.
Hay như vấn đề nghiên cứu khoa học, nói đi nói lại, quy định cũng chỉ "khuyến khích động viên" chứ chưa có chính sách cụ thể cho nghiên cứu.
Chính sách cụ thể là phải được hưởng đồng lương đảm bảo cuộc sống....
Chủ trương xã hội hóa cũng có vấn đề không tốt ở chỗ, một số tổ chức cá nhân lợi dụng "xã hội hóa" để phát triển trường tư thục ồ ạt với mục đích vì lợi nhuận là chủ yếu. Còn nói không vì lợi nhuận chỉ là che đậy.
Bất cập hiện nay là Nhà nước không có cơ chế chính sách để trường tư "không vì lợi nhuận" phát triển, nhưng lại khuyến khích các trường tư vì lợi nhuận bùng nổ....
Với những trì trệ trong hệ thống GD ĐH hiện tại - nếu thông qua luật này thì chỉ là cách hợp thức hóa các hoạt động giáo dục hiện nay mà thôi. Như vậy, không giải quyết được vấn đề mà vẫn bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.
GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT): "Chỉ là đưa vào cho có"
Dự thảo lần 5 đã bổ sung nhiều vấn đề, cụ thể như Hội đồng trường, cơ chế đại học không vì lợi nhuận...Nhưng chỉ là đưa vào cho có.
Luật phải làm rõ các đặc tính của Hội đồng trường.
Vấn đề nữa cần phải làm rõ là thế nào là trường "vì lợi nhuận" và "không vì lợi nhuận".
Ví như trường không vì lợi nhuận, không chia lãi thì tổ chức phải khác....
Một vấn đề "không giống ai" của hệ thống GD ĐH Việt Nam cần phải xử lý là hệ ĐH không chính quy phát triển với quy mô lớn, chiếm 1/2 thị phần GD ĐH. Chính bất cập này dẫn đến chất lượng đào tạo thấp.
Rất nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục chưa được Luật đặt vấn đề giải quyết thấu đáo. Do đó, dự thảo mới chỉ tương xứng với Điều lệ các trường ĐH chưa đúng là Luật. Do vậy có thể đúc rút: Luật này chưa chín.
Luật chưa tốt vào thực tế sẽ rất nguy hiểm, sẽ kéo lùi hệ thống GD ĐH đi xuống. Nên không vì thời hạn mà phải trình Quốc hội một dự thảo Luật chưa chín.
GS Trần Hồng Quân - Chủ tich Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam: "Cần làm rõ vấn đề tự chủ"
Phải xác định rõ ĐH Việt Nam là theo kiểu tinh hoa hay đại chúng thì mới có cách quản lý phù hợp được.
Cách quản lý của chúng ta hiện nay khiến người có thu nhập khá được hưởng lợi nhiều hơn người nghèo.
Hàng loạt vấn đề của GDDH chưa được làm rõ trong dự thảo luật này, ví dụ như vấn đề phân tầng ĐH, lợi nhuận hay phi lợi nhuận, Hội đồng trường..
Tôi đề nghị cần làm rõ vấn đề tự chủ của các trường trong luật, tránh tình trạng tất cả các trường ĐH đều xin được tự chủ. Chủ tịch Hội đồng trường không nên là Hiệu trưởng, vì sẽ tập trung quyền lực, dễ dẫn đến tiêu cực.
GS Hưng, cùng nhiều nhà khoa học khác, sau khi dự hội thảo góp ý cho dự luật Giáo dục Đại học do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 13/10 cho rằng, dù đã tới lần 5 nhưng chưa "chín" nên cần hoãn việc trình dự luật này để Quốc hội xem xét ở kỳ họp tới.
GS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ): 'Tôi hơi thất vọng"
|
GS Nguyễn Đăng Hưng |
Chúng ta đặt vấn đề hội nhập nhưng lại làm ngược với các cuộc cách mạng giáo dục của các nước. Trong khi các nước thiết kế chương trình đào tạo cử nhân chỉ 3 năm thì Việt Nam lại kéo dài 4 năm.
Vấn đề đặt ra là Bộ GD-ĐT phải tạo điều kiện cho các sinh viên có sự hội nhập, theo học tiếp ở nước ngoài như thế nào... thì còn chung chung.
Một vấn đề bức xúc 20 năm, nay vẫn tồn tại không giống ai. Cụ thể, hiện không có nước nào hệ thống đào tạo ĐH lại lung tung như ở Việt Nam gồm cả hệ tại chức, hệ chính quy.
Cách quản có thể mềm dẻo đáp ứng nhu cầu người học. Có thể học ngày, học tối và kéo dài thời gian học, nhưng quy định bất khả kháng là không học hết chương trình thì không cấp bằng....
Việt Nam nghèo nhưng chơi sang, có những viện nghiên cứu là những "tháp ngà", hoàn toàn độc lập với các trường ĐH.
Giáo sư ĐH thì mải chạy sô, không có thời gian nghiên cứu. Cần phải giảm những "tháp ngà" đó, gắn nghiên cứu với đào tạo ĐH.
Phải bảo đảm lương cho GS ĐH để họ không phải chạy sô, tránh tình trạng GS đi dạy 30 năm vẫn giữ nguyên một giáo trình trong khi Khoa học - Kỹ thuật thế giới tiến lên như vũ bão.
Tôi đề nghị việc kiểm định chất lượng giáo dục phải là những ban độc lập với Bộ, với trường, không bị chi phối bởi bất cứ nhóm lợi ích nào.
GS Hoàng Tụy: "Phi lợi nhuận chỉ là che đậy"
|
GS Hoàng Tụy |
Trước mắt, cần hoãn trình Quốc hội thông qua dự thảo Bộ GD-ĐT cần xem xét một số vấn đề cấp bách sau:
GD ĐH hiện nay không chỉ lạc hậu mà đang đi lạc ra khỏi "con đường chung" của thế giới. Do đó, việc đuổi kịp chỉ được khi chúng ta biết mình đi lạc ở chỗ nào? Nhìn vào GD ĐH Việt Nam hiện nay có thể đúc rút một câu "việc gì cũng làm khác thiên hạ!?".
Yêu cầu hội nhập quốc tế hết sức cấp bách nhưng những vấn đề cơ bản của dự thảo đề ra rất mờ nhạt.
Ví như vấn đề "tự chủ" - trong nhiều quy định đã đặt vấn đề phân cấp, nhưng thực tế Bộ chỉ ôm đồm.
Ở chương 3, chương 4 cần để "đất" cho trường thì lại quy định....cho Bộ: " Bộ tổ chức biên soạn giáo trình dùng chung....".
Điều này cực kỳ phi lý, cực kỳ lạc hậu. Trên thì nói "tự chủ" có vẻ thoáng nhưng dưới lại quy định khác.
Hay như vấn đề nghiên cứu khoa học, nói đi nói lại, quy định cũng chỉ "khuyến khích động viên" chứ chưa có chính sách cụ thể cho nghiên cứu.
Chính sách cụ thể là phải được hưởng đồng lương đảm bảo cuộc sống....
Chủ trương xã hội hóa cũng có vấn đề không tốt ở chỗ, một số tổ chức cá nhân lợi dụng "xã hội hóa" để phát triển trường tư thục ồ ạt với mục đích vì lợi nhuận là chủ yếu. Còn nói không vì lợi nhuận chỉ là che đậy.
Bất cập hiện nay là Nhà nước không có cơ chế chính sách để trường tư "không vì lợi nhuận" phát triển, nhưng lại khuyến khích các trường tư vì lợi nhuận bùng nổ....
Với những trì trệ trong hệ thống GD ĐH hiện tại - nếu thông qua luật này thì chỉ là cách hợp thức hóa các hoạt động giáo dục hiện nay mà thôi. Như vậy, không giải quyết được vấn đề mà vẫn bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.
GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT): "Chỉ là đưa vào cho có"
|
GS Lâm Quang Thiệp |
Luật phải làm rõ các đặc tính của Hội đồng trường.
Vấn đề nữa cần phải làm rõ là thế nào là trường "vì lợi nhuận" và "không vì lợi nhuận".
Ví như trường không vì lợi nhuận, không chia lãi thì tổ chức phải khác....
Một vấn đề "không giống ai" của hệ thống GD ĐH Việt Nam cần phải xử lý là hệ ĐH không chính quy phát triển với quy mô lớn, chiếm 1/2 thị phần GD ĐH. Chính bất cập này dẫn đến chất lượng đào tạo thấp.
Rất nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục chưa được Luật đặt vấn đề giải quyết thấu đáo. Do đó, dự thảo mới chỉ tương xứng với Điều lệ các trường ĐH chưa đúng là Luật. Do vậy có thể đúc rút: Luật này chưa chín.
Luật chưa tốt vào thực tế sẽ rất nguy hiểm, sẽ kéo lùi hệ thống GD ĐH đi xuống. Nên không vì thời hạn mà phải trình Quốc hội một dự thảo Luật chưa chín.
GS Trần Hồng Quân - Chủ tich Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam: "Cần làm rõ vấn đề tự chủ"
|
GS Trần Hồng Quân |
Cách quản lý của chúng ta hiện nay khiến người có thu nhập khá được hưởng lợi nhiều hơn người nghèo.
Hàng loạt vấn đề của GDDH chưa được làm rõ trong dự thảo luật này, ví dụ như vấn đề phân tầng ĐH, lợi nhuận hay phi lợi nhuận, Hội đồng trường..
Tôi đề nghị cần làm rõ vấn đề tự chủ của các trường trong luật, tránh tình trạng tất cả các trường ĐH đều xin được tự chủ. Chủ tịch Hội đồng trường không nên là Hiệu trưởng, vì sẽ tập trung quyền lực, dễ dẫn đến tiêu cực.
- Kiều Oanh (Ghi)