Năm 2016, Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam” giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.


Vậy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội nào để hòa nhập với xu thế toàn cầu trong tương lai gần, trở thành “quốc gia không tiền mặt”?

Xu hướng “thanh toán di động” toàn cầu đang lan đến Việt Nam

{keywords}
Theo ông Nguyễn Quang Hiền Huy – Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc Điều hành ngành hàng Thiết bị di động Công ty Điện tử Samsung Vina, ví điện tử và thanh toán di động đang trở nên cực kỳ phổ biến và thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Với số lượng người dùng ước tính là 1,476 triệu người năm 2017 và sẽ tăng 47% vào năm 2019, trong đó khu vực Châu Á và châu Úc chiếm đa số. Tổng giá trị thanh toán qua hình thức ứng dụng di động sẽ đạt mức 319 tỉ đô vào năm 2020.

Trong khi đó, Việt Nam đang nằm trong top 3 điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bán lẻ tại châu Á. Đối với thị trường di động, tính đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động và hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành. Ông Huy cũng cho rằng đây là một con số ấn tượng và theo dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018, chủ yếu tập trung ở người tiêu dùng trẻ tuổi.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có dân số đông và trẻ, trong đó mỗi người dân thành thị đang cùng lúc sở hữu nhiều thẻ ngân hàng và thiết bị di động thông minh. Việc nắm bắt và cập nhật xu thế toàn cầu trong đó có nhu cầu thanh toán di động được người dùng quan tâm và nhanh chóng tiếp nhận đã khiến Việt Nam có nhiều ưu thế để trở thành “quốc gia không tiền mặt” trong tương lai gần.

Sự xuất hiện của Samsung Pay

Nửa cuối năm 2016, Samsung đã phối hợp cùng với Napas xây dựng và phát triển hệ thống số hóa thẻ (tokenization). Sau 6 tháng phát triển, Napas đã hoàn thiện hệ thống vào tháng 12/2016, đánh dấu một bước quan trọng hoàn thiện hạ tầng để triển khai với những Ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên tham gia kết nối hệ thống với Samsung Pay đầu năm 2017.

Cho đến nay, có thể nói Samsung Pay là phương thức thanh toán di động có tỉ lệ chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới do Samsung Pay cho phép thanh toán trên cả 2 loại máy quẹt thẻ NFC và MST, và đặc biệt phù hợp với hạ tầng thanh toán thẻ ở Việt Nam với 98% máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ từ tính MST, do đó, không đòi hỏi các đơn vị chấp nhận thẻ phải thay đổi thiết bị đọc thẻ hay phải trang bị thêm bất cứ phương tiện hay công cụ gì.

{keywords}
Kể từ khi chính thức ra mắt vào ngày 29/9/2017, dịch vụ Samsung Pay đã có 100.000 người đăng ký, và trên 50.000 giao dịch đã được thực hiện.

Samsung Pay hiện đang được hỗ trợ trên các dòng điện thoại: Galaxy A 2016, A5, A7, S6, S6 edge, S7, S7 edge, S8, S8+, Note8 và Note FE mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho người dùng ở những phân khúc khác nhau.

Samsung đồng thời đã và đang hợp tác với các đối tác chiến lược như NAPAS, VISA và MasterCard; các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Sacombank, BIDV, Shinhan Bank, Citi Bank, AB Bank nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Danh sách các đối tác sẽ còn nhiều hơn trong thời gian tới...

“Hệ sinh thái” nhanh thích nghi và mở rộng

Để giải pháp thanh toán di động mới vận hành hiệu quả cần có sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng của một hệ sinh thái mở rộng bao gồm các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán, các công ty Fintech và các điểm bán lẻ nhằm mang lại sự linh hoạt, dễ dàng và nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn trong thanh toán. Và tình hình thực tế cho thấy, việc kết hợp này đang diễn ra thuận lợi và chặt chẽ.

{keywords}
Samsung Pay liên tục mở rộng các dịch vụ thanh toán, bao gồm thẻ quà tặng.

Tính năng khách hàng thân thiết đã được thêm vào với hơn 110 cửa hàng tham gia chương trình Thẻ quà tặng của Samsung Pay và hơn 140 nhà bán lẻ tham gia chương trình thẻ thành viên và thẻ tín dụng cho khách hàng thân thiết. Người tiêu dùng còn có thể tải ứng dụng và lưu trữ các khách hàng thân thiết vào Samsung Pay và tính năng thành viên mới đăng kí có thể được sử dụng để lưu trữ các loại thẻ khác như bảo hiểm và thẻ căn cước để giữ an toàn.

Chính sách nhà nước cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động dịch vụ Samsung Pay nói riêng cũng như phương thức ví điện tử và thanh toán di động nói chung. Với rất nhiều những điều kiện và lợi thế sẵn có, không khó nhận ra Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một thị trường lớn trong việc thanh toán di động và hướng tới trở thành “quốc gia không tiền mặt”.

Minh Nguyễn (tổng hợp)