Hiện ở xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ còn khoảng 300 con gà nhiều cựa. Tuy nhiên, gà có đúng 9 cựa chắc chỉ còn vài con - anh trưởng bản Cỏi (một trong bốn bản của xã Xuân Sơn) Đặng Vĩnh Phúc cho biết.
Đến gặp bác Lý Phúc Lâm, một người dân bản Cỏi, bác giải thích: "Giống
gà này có
cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, giống gà này đã có trong chuồng
của rất
nhiều gia đình. Hiện gia đình bác có hơn vài chục con giống gà này,
nhưng con đủ
chín cựa thì ít lắm, chủ yếu là 8 cựa và 7 cựa. Tính cả bản chắc cũng chỉ
còn 3-4
con gà chín cựa thôi".
Một góc bản Cỏi – nơi có giống gà chín cựa |
Bác nói thêm, giống gà này khỏe lắm, ít bị bệnh dịch. Thịt gà dai, ngon
và nấu
canh thì nước ngọt vô cùng. Nhưng nuôi gà cũng khó, nếu nhốt nhiều gà sẽ
sinh
bệnh mà chết.
Được biết, từ ngày xuất hiện giống gà quý này, cuộc sống của bản cũng
đỡ vất
vả hơn nhiều.
Giống gà chín cựa là “đặc sản” của vùng đất này |
Có người tận Hà Nội lên đây chỉ để mua vài con gà, nhất là những dịp lễ
tết
người đổ về đây mua gà rất đông.
Bác Bàn Văn Hùng, một người nuôi nhiều gà nhất nhì trong bản nói, hiện nay, mỗi cân gà người dân bán 250 nghìn đồng, thậm chí nhiều con đẹp giá lên đến 300 nghìn/kg.
“Loại gà này nuôi chậm lớn, toàn ăn ngô với thóc lại còn phải thả rông nữa nên nuôi một lứa phải mất vài ba tháng. Nhiều người còn điện thoại đặt trước mà cũng chưa có gà giao cho họ. Vừa bán một lứa cho các anh tận Việt Trì được hơn 8 triệu" - Bác Lâm hồ hởi khoe.
(Theo Bee.net.vn)
Bác Bàn Văn Hùng, một người nuôi nhiều gà nhất nhì trong bản nói, hiện nay, mỗi cân gà người dân bán 250 nghìn đồng, thậm chí nhiều con đẹp giá lên đến 300 nghìn/kg.
“Loại gà này nuôi chậm lớn, toàn ăn ngô với thóc lại còn phải thả rông nữa nên nuôi một lứa phải mất vài ba tháng. Nhiều người còn điện thoại đặt trước mà cũng chưa có gà giao cho họ. Vừa bán một lứa cho các anh tận Việt Trì được hơn 8 triệu" - Bác Lâm hồ hởi khoe.
(Theo Bee.net.vn)