- Vinh dự của Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa hoà trong niềm vui chung của nhiều trí thức, đồng bào Việt Nam khác, sau bao nhiêu năm học tập, thành danh ở nước ngoài, tình nguyện trở về, tiếp tục phát huy tài năng góp phần thực sự và xứng đáng xây dựng Đất Mẹ Việt thân yêu.
TIN LIÊN QUAN
Những người đồng môn, đồng nghiệp của Đào Tiến Khoa ở các chặng đường khác nhau có dịp theo dõi con đường trưởng thành của anh đều có thể cảm nhận tình cảm chân thành ba tiếng Đất Mẹ Việt anh dành cho quê hương đất nước, nơi đưa anh ra với thế giới bên ngoài trau giồi tri thức, phát triển tài năng và cũng là nơi mở rộng vòng tay đón nhận sự trở về và dành cho anh những vinh dự to lớn.
Hè năm 1970, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chuyên toán trường THPT Chu Văn An – Hà Nội, được hướng nghiệp bởi cố GS Tạ Quang Bửu, chàng trai Hà nội Đào Tiến Khoa đã được cử qua Liên Xô nhập học Khoa Vật lý Trường đại học tổng hợp Ki si nhốp, năm 1976 anh nhận bằng tốt nghiệp đại học xuất sắc với chuyên ngành Vật lý Chất rắn. Trở về nước, anh được nhận về giảng dạy ở trường Đại học Tổng hợp Hà nội. Nhưng sau đó không lâu, năm 1980, thầy giáo trẻ Đào Tiến Khoa lại rẻ qua một con đường mới.
Chính năm 1980 này đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Đào Tiến Khoa. Trước hết là việc chuyển hướng chuyên môn từ Vật lý Chất Rắn sang Vật lý Hạt nhân. Anh Khoa giải thích sự kiện này trong lời tâm sự: “Khi còn là sinh viên đại học ở Liên Xô tôi đã rất ngại học Vật lý Hạt nhân vì đây là một môn khó và vì thế tôi đã theo học chuyên sâu về Vật lý Chất rắn”. Nhưng sự hấp dẫn đối với Vật lý Hạt nhân vẫn không rời anh, anh cảm thấy ở đó nhiều “niềm hứng thú và đam mê”, yếu tố đó như anh tâm sự sau này, đã giúp anh “vượt qua được rất nhiều khó khăn trong điều kiện làm việc ở Việt Nam”.
Cũng vào năm 1980, ở trong nước, sau khi Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia được thành lập, nhu cầu nhân lực cho các ngành khoa học hạt nhân đã được đặt ra. Bước ngoặc năm 1980 ấy, cũng theo anh Khoa tâm sự, là “một may mắn’ trong cuộc đời. Anh quyết định chuyển hướng chuyên môn và chuyển môi trường làm việc. Và anh lại có cơ hội ra nước ngoài lần thứ hai để trau giồi kiến thức chuyên môn mới vừa lựa chọn.
Vậy mà đã hơn 30 năm kể từ năm 1980. Trong những năm đó, từ một thanh niên đang còn bở ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường khoa học, anh Khoa đã vươn lên để trở thành một Tiến sĩ, và tiếp theo là một Giáo sư Vật lý hạt nhân. Trong 30 năm anh Khoa kiên trì theo đuổi hướng nghiên cứu thuộc về lĩnh vực lý thuyết cấu trúc và phản ứng hạt nhân, cụ thể là nghiên cứu các hiệu ứng cấu trúc trong phản ứng hạt nhân trực tiếp gây ra bởi các chùm hạt tích điện như proton, alpha hay các ion nặng.
Các đề tài nghiên cứu cụ thể anh chọn thường gắn liền với các thí nghiệm lớn tiến hành trên các máy gia tốc ở các Trung tâm Vật lý hạt nhân hiện đại của thế giới như Viện Dubna (Nga), Trung tâm GSI (Đức), Viện RIKEN (Nhật Bản)… Chọn hướng nghiên cứu lý thuyết hạt nhân như vậy là hợp lý vì anh Khoa có thể tiếp tục thực hiện ngay cả sau khi trở về Việt nam. Thuận lợi đó các đồng nghiệp chuyên sâu về vật lý hạt nhân thực nghiệm không dễ có khi trở về nước.
Chặng đường đời hơn 30 năm qua của anh Đào Tiến Khoa có thể phân ra hai giai đoạn gần bằng nhau, 15 năm trước bôn ba hải ngoại học hỏi và đóng góp vào nền khoa học chung của thế giới và 15 năm sau, khi trở về, tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học trên chính quê hương Việt nam.
Trong những năm ở nước ngoài, trước hết anh Khoa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán-Lý tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Dubna năm 1985. Sau đó, tham gia hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế tại nhiều trung tâm vật lý nổi tiếng trên thế giới ở Nga, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật bản, Italia, Thụy Điển… và thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tạo được vị trí trong cộng đồng Vật lý hạt nhân trên thế giới.
Những năm tiếp theo, dù ở trong nước, anh vẫn tiếp tục cộng tác chặt chẽ với đồng nghiệp quốc tế tại các trung tâm nghiên cứu mà anh đã có mối liên hệ từ lâu. Các đề tài nghiên cứu, do vậy, không hề bị gián đoạn. Sau khi về sống và làm việc ở trong nước, anh Khoa vẫn say sưa làm nghiên cứu và đều đặn có những công bố quan trọng trên các tạp chí quốc tế và quốc gia.
Trong 30 năm qua, các kết quả nghiên cứu của anh và cộng sự đã được báo cáo chính thức tại nhiều hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế về Vật lý hạt nhân và được trình bày trong hơn 90 công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế và quốc gia, trong đó có hơn 70 bài báo công bố trong các tạp chí quốc tế được xếp hạng bởi Trung tâm thông tin KH Hoa Kỳ (ISI Web of Knowledge). Các bài báo ISI của anh Khoa thường xuyên được trích dẫn (http://www.researcherid.com/rid/B-9640-2009), theo thống kê từ trang research ID này, trong 20 năm vừa qua tác giả Dao T. Khoa đã được trích dẫn hơn 1600 lần trên các tạp chí quốc tế được ISI xếp hạng và có chỉ số h-index bằng 24.
Với kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp, GS.TS Đào Tiến Khoa thường xuyên được các tạp chí Vật lý hạt nhân quốc tế mời làm phản biện khoa học cũng như được mời làm cố vấn khoa học hoặc tham gia ban tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo vật lý hạt nhân quốc tế. Tháng 11 tới, hội thảo quốc tế vật lý các hạt nhân không bền ISPUN11 sẽ được anh Khoa tổ chức vào lần thứ 3 ở Việt Nam (http://www.inst.gov.vn/ispun11/index.jsp). Với uy tín của anh trong cộng đồng quốc tế, hàng trăm nhà Vật lý hạt nhân quốc tế đầu ngành đã đăng ký tham gia ISPUN11. Anh Khoa từng là đại diện của Việt Nam trong chương trình Asia-link của EU trong lĩnh vực Vật lý Thiên văn và Vật lý Hạt nhân, hiện anh đang đại diện Việt Nam trong Hội Vật lý hạt nhân Châu Á - Thái bình dương. Đồng thời, anh cũng là thành viên thường trực kiêm Thư ký khoa học Hội đồng ngành Vật lý của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED.
Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa hẳn cũng hài lòng về sự trở về đất nước trọn vẹn của mình. Sự trọn vẹn đó không chỉ về những bước thăng tiến trên con đường khoa học. Trọn vẹn hơn khi hài hoà cả với tình cảm và nghĩa vụ đối với gia đình và quê hương đất nước. Gần với anh Khoa trong nhiều năm nay, người viết bài này có điều kiện hiểu biết được điều này.
Vào cuối những năm 1990, khi đang giữ nhiệm vụ Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (KHKTHN), tôi đã được tiếp bà cụ thân sinh của anh Khoa (đồng thời là phu nhân của cố Giáo sư Đào Văn Tiến, một nhà Sinh học hàng đầu của Việt Nam). Bà trình bày nguyện vọng được tạo điều kiện thuận lợi để anh Khoa về Viện làm việc. Không lâu sau đó, trong dịp tham dự Hội nghị Khoa học Quốc tế ở Đài Bắc (Đài Loan), tôi lại có dịp gặp anh Khoa khi đang hợp tác nghiên cứu ở Đại học Thanh Hoa, và nghe anh trao đổi trực tiếp nguyện vọng này.
Thực lòng, khi đó, tôi rất vui vì Viện KHKTHN và ngành năng lượng nguyên tử sẽ được tăng cường thêm một nhà khoa học đã thành danh. Viện chúng tôi bắt đầu trao đổi với các cơ quan quản lý liên quan, giải quyết một vài trở lực về thủ tục tổ chức, sẵn sàng đón nhận anh Khoa trở về. Các anh lãnh đạo Viện KHKTHN sau này cũng cùng chung suy nghĩ đó, nên khi anh Khoa chính thức trở về, các thủ tục tiếp nhận anh Khoa đã được tiến hành nhanh chóng.
Dĩ nhiên điều kiện làm việc ở trong nước có rất nhiều khó khăn, như anh Khoa từng nói, là “nghiên cứu khoa học là công việc không dễ dàng, đôi khi là khổ hạnh và không mang lại một thu nhập như mong muốn…, chế độ đãi ngộ khoa học trong nước vẫn còn bất cập và chúng ta vẫn chưa thu hút được các tài năng trẻ vào đội ngũ nhân lực khoa học nước nhà”. Dù vậy, với sự cố gắng tạo điều kiện với mức có thể được của Viện và đặc biệt là với “niềm say mê khoa học, làm nghiên cứu khoa học, một trong những ngành nghề cao đẹp nhất trong xã hội”, anh Đào Tiến Khoa vẫn được chắp cánh bay lên ngay trên quê hương đất nước mình.
Cũng cần nói thêm rằng, dù nhiều năm đã được sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi ở các nước phát triển, anh Khoa rất nhanh chóng hội nhập với cuộc sống và xã hội Việt nam. Anh nhanh chóng thích ứng một đời sống vật chất khó khăn trong nước, sắp xếp ổn định cuộc sống gia đình nhỏ của mình từ nước ngoài trở về. Đặc biệt, anh đã thực hiện được ước vọng sâu xa được gần gũi chăm sóc thân mẫu trong những năm cuối đời.
Và kết quả là, anh Đào Tiến Khoa đã tạo được chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng khoa học nước nhà. Hiện nay anh được giao trách nhiệm lãnh đạo một tập thể khoa học nghiên cứu vật lý hạt nhân và vật lý thiên văn trong cương vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cơ bản và Tính toán của Viện KHKTHN, thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Gần 15 năm sau khi trở về với quê hương, những năm hoà mình trong cuộc sống của đồng bào và đồng nghiệp trong nước, anh Đào Tiến Khoa vừa tiếp tục đạt được những thành tựu khoa học, vừa hoàn thành phận sự hiếu nghĩa với các đấng sinh thành và góp phần xây dựng quê hương đất nước. Hẳn đó là hạnh phúc lớn của một con người, một nhà khoa học, một công dân Việt Nam.
Năm 2010, hạnh phúc này được nhân lên gấp đôi khi anh Khoa được Đất Mẹ Việt ghi công xứng đáng, cùng một lúc gặt hái vòng nguyệt quế “kép” - Giải Nhất của Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và học hàm Giáo sư ngành Vật lý của Việt Nam.
Ba tiếng Đất Mẹ Việt đối với bản thân người vừa được nhận những vinh dự to lớn trên đây, GS.TS Đào Tiến Khoa, hẳn là tiếng nói thốt lên từ trái tim mình.
Đó cũng là vinh dự, là tiếng nói chung của nhiều trí thức, đồng bào Việt Nam khác, sau bao nhiêu năm học tập, thành danh ở nước ngoài, tình nguyện trở về, tiếp tục phát huy tài năng góp phần xứng đáng xây dựng Đất Mẹ Việt thân yêu.
Trần Thanh Minh
(Nguyên Viện trưởng Viện KHKTHN)
TIN LIÊN QUAN
Hé lộ bí mật nhà vật lý Nobel 2010
Giải thưởng của Đất Mẹ Việt – đó là lời chia sẻ của Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa sau khi anh được vinh dự nhận Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2010 trong lĩnh vực khoa học tự nhiên tối ngày 14 tháng 11 năm 2010 ở Hà nội gần như đồng thời nhận học hàm giáo sư Vật lý.
Giải thưởng của Đất Mẹ Việt – đó là lời chia sẻ của Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa sau khi anh được vinh dự nhận Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2010 trong lĩnh vực khoa học tự nhiên tối ngày 14 tháng 11 năm 2010 ở Hà nội gần như đồng thời nhận học hàm giáo sư Vật lý.
Những người đồng môn, đồng nghiệp của Đào Tiến Khoa ở các chặng đường khác nhau có dịp theo dõi con đường trưởng thành của anh đều có thể cảm nhận tình cảm chân thành ba tiếng Đất Mẹ Việt anh dành cho quê hương đất nước, nơi đưa anh ra với thế giới bên ngoài trau giồi tri thức, phát triển tài năng và cũng là nơi mở rộng vòng tay đón nhận sự trở về và dành cho anh những vinh dự to lớn.
GS Đào Tiến Khoa cùng vợ và con gái trong dịp nhận Giái thưởng Nhân tài Đất Việt về Khoa học Tự nhiên. (Ảnh nhân vật cung cấp) |
Hè năm 1970, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chuyên toán trường THPT Chu Văn An – Hà Nội, được hướng nghiệp bởi cố GS Tạ Quang Bửu, chàng trai Hà nội Đào Tiến Khoa đã được cử qua Liên Xô nhập học Khoa Vật lý Trường đại học tổng hợp Ki si nhốp, năm 1976 anh nhận bằng tốt nghiệp đại học xuất sắc với chuyên ngành Vật lý Chất rắn. Trở về nước, anh được nhận về giảng dạy ở trường Đại học Tổng hợp Hà nội. Nhưng sau đó không lâu, năm 1980, thầy giáo trẻ Đào Tiến Khoa lại rẻ qua một con đường mới.
Chính năm 1980 này đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Đào Tiến Khoa. Trước hết là việc chuyển hướng chuyên môn từ Vật lý Chất Rắn sang Vật lý Hạt nhân. Anh Khoa giải thích sự kiện này trong lời tâm sự: “Khi còn là sinh viên đại học ở Liên Xô tôi đã rất ngại học Vật lý Hạt nhân vì đây là một môn khó và vì thế tôi đã theo học chuyên sâu về Vật lý Chất rắn”. Nhưng sự hấp dẫn đối với Vật lý Hạt nhân vẫn không rời anh, anh cảm thấy ở đó nhiều “niềm hứng thú và đam mê”, yếu tố đó như anh tâm sự sau này, đã giúp anh “vượt qua được rất nhiều khó khăn trong điều kiện làm việc ở Việt Nam”.
Cũng vào năm 1980, ở trong nước, sau khi Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia được thành lập, nhu cầu nhân lực cho các ngành khoa học hạt nhân đã được đặt ra. Bước ngoặc năm 1980 ấy, cũng theo anh Khoa tâm sự, là “một may mắn’ trong cuộc đời. Anh quyết định chuyển hướng chuyên môn và chuyển môi trường làm việc. Và anh lại có cơ hội ra nước ngoài lần thứ hai để trau giồi kiến thức chuyên môn mới vừa lựa chọn.
Vậy mà đã hơn 30 năm kể từ năm 1980. Trong những năm đó, từ một thanh niên đang còn bở ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường khoa học, anh Khoa đã vươn lên để trở thành một Tiến sĩ, và tiếp theo là một Giáo sư Vật lý hạt nhân. Trong 30 năm anh Khoa kiên trì theo đuổi hướng nghiên cứu thuộc về lĩnh vực lý thuyết cấu trúc và phản ứng hạt nhân, cụ thể là nghiên cứu các hiệu ứng cấu trúc trong phản ứng hạt nhân trực tiếp gây ra bởi các chùm hạt tích điện như proton, alpha hay các ion nặng.
Các đề tài nghiên cứu cụ thể anh chọn thường gắn liền với các thí nghiệm lớn tiến hành trên các máy gia tốc ở các Trung tâm Vật lý hạt nhân hiện đại của thế giới như Viện Dubna (Nga), Trung tâm GSI (Đức), Viện RIKEN (Nhật Bản)… Chọn hướng nghiên cứu lý thuyết hạt nhân như vậy là hợp lý vì anh Khoa có thể tiếp tục thực hiện ngay cả sau khi trở về Việt nam. Thuận lợi đó các đồng nghiệp chuyên sâu về vật lý hạt nhân thực nghiệm không dễ có khi trở về nước.
Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, nơi Cộng tác viên khoa học Đào Tiến Khoa nhận học vị Tiến sĩ Vật lý. |
Chặng đường đời hơn 30 năm qua của anh Đào Tiến Khoa có thể phân ra hai giai đoạn gần bằng nhau, 15 năm trước bôn ba hải ngoại học hỏi và đóng góp vào nền khoa học chung của thế giới và 15 năm sau, khi trở về, tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học trên chính quê hương Việt nam.
Trong những năm ở nước ngoài, trước hết anh Khoa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán-Lý tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Dubna năm 1985. Sau đó, tham gia hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế tại nhiều trung tâm vật lý nổi tiếng trên thế giới ở Nga, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật bản, Italia, Thụy Điển… và thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tạo được vị trí trong cộng đồng Vật lý hạt nhân trên thế giới.
Những năm tiếp theo, dù ở trong nước, anh vẫn tiếp tục cộng tác chặt chẽ với đồng nghiệp quốc tế tại các trung tâm nghiên cứu mà anh đã có mối liên hệ từ lâu. Các đề tài nghiên cứu, do vậy, không hề bị gián đoạn. Sau khi về sống và làm việc ở trong nước, anh Khoa vẫn say sưa làm nghiên cứu và đều đặn có những công bố quan trọng trên các tạp chí quốc tế và quốc gia.
Trong 30 năm qua, các kết quả nghiên cứu của anh và cộng sự đã được báo cáo chính thức tại nhiều hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế về Vật lý hạt nhân và được trình bày trong hơn 90 công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế và quốc gia, trong đó có hơn 70 bài báo công bố trong các tạp chí quốc tế được xếp hạng bởi Trung tâm thông tin KH Hoa Kỳ (ISI Web of Knowledge). Các bài báo ISI của anh Khoa thường xuyên được trích dẫn (http://www.researcherid.com/rid/B-9640-2009), theo thống kê từ trang research ID này, trong 20 năm vừa qua tác giả Dao T. Khoa đã được trích dẫn hơn 1600 lần trên các tạp chí quốc tế được ISI xếp hạng và có chỉ số h-index bằng 24.
Với kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp, GS.TS Đào Tiến Khoa thường xuyên được các tạp chí Vật lý hạt nhân quốc tế mời làm phản biện khoa học cũng như được mời làm cố vấn khoa học hoặc tham gia ban tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo vật lý hạt nhân quốc tế. Tháng 11 tới, hội thảo quốc tế vật lý các hạt nhân không bền ISPUN11 sẽ được anh Khoa tổ chức vào lần thứ 3 ở Việt Nam (http://www.inst.gov.vn/ispun11/index.jsp). Với uy tín của anh trong cộng đồng quốc tế, hàng trăm nhà Vật lý hạt nhân quốc tế đầu ngành đã đăng ký tham gia ISPUN11. Anh Khoa từng là đại diện của Việt Nam trong chương trình Asia-link của EU trong lĩnh vực Vật lý Thiên văn và Vật lý Hạt nhân, hiện anh đang đại diện Việt Nam trong Hội Vật lý hạt nhân Châu Á - Thái bình dương. Đồng thời, anh cũng là thành viên thường trực kiêm Thư ký khoa học Hội đồng ngành Vật lý của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED.
Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa hẳn cũng hài lòng về sự trở về đất nước trọn vẹn của mình. Sự trọn vẹn đó không chỉ về những bước thăng tiến trên con đường khoa học. Trọn vẹn hơn khi hài hoà cả với tình cảm và nghĩa vụ đối với gia đình và quê hương đất nước. Gần với anh Khoa trong nhiều năm nay, người viết bài này có điều kiện hiểu biết được điều này.
Vào cuối những năm 1990, khi đang giữ nhiệm vụ Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (KHKTHN), tôi đã được tiếp bà cụ thân sinh của anh Khoa (đồng thời là phu nhân của cố Giáo sư Đào Văn Tiến, một nhà Sinh học hàng đầu của Việt Nam). Bà trình bày nguyện vọng được tạo điều kiện thuận lợi để anh Khoa về Viện làm việc. Không lâu sau đó, trong dịp tham dự Hội nghị Khoa học Quốc tế ở Đài Bắc (Đài Loan), tôi lại có dịp gặp anh Khoa khi đang hợp tác nghiên cứu ở Đại học Thanh Hoa, và nghe anh trao đổi trực tiếp nguyện vọng này.
Thực lòng, khi đó, tôi rất vui vì Viện KHKTHN và ngành năng lượng nguyên tử sẽ được tăng cường thêm một nhà khoa học đã thành danh. Viện chúng tôi bắt đầu trao đổi với các cơ quan quản lý liên quan, giải quyết một vài trở lực về thủ tục tổ chức, sẵn sàng đón nhận anh Khoa trở về. Các anh lãnh đạo Viện KHKTHN sau này cũng cùng chung suy nghĩ đó, nên khi anh Khoa chính thức trở về, các thủ tục tiếp nhận anh Khoa đã được tiến hành nhanh chóng.
Đào Tiến Khoa cùng các đồng nghiệp trẻ tại
phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Cơ bản & Tính toán, thuộc
Viện Khoa học & Kỹ thuật Hạt nhân. |
Cũng cần nói thêm rằng, dù nhiều năm đã được sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi ở các nước phát triển, anh Khoa rất nhanh chóng hội nhập với cuộc sống và xã hội Việt nam. Anh nhanh chóng thích ứng một đời sống vật chất khó khăn trong nước, sắp xếp ổn định cuộc sống gia đình nhỏ của mình từ nước ngoài trở về. Đặc biệt, anh đã thực hiện được ước vọng sâu xa được gần gũi chăm sóc thân mẫu trong những năm cuối đời.
Và kết quả là, anh Đào Tiến Khoa đã tạo được chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng khoa học nước nhà. Hiện nay anh được giao trách nhiệm lãnh đạo một tập thể khoa học nghiên cứu vật lý hạt nhân và vật lý thiên văn trong cương vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cơ bản và Tính toán của Viện KHKTHN, thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Gần 15 năm sau khi trở về với quê hương, những năm hoà mình trong cuộc sống của đồng bào và đồng nghiệp trong nước, anh Đào Tiến Khoa vừa tiếp tục đạt được những thành tựu khoa học, vừa hoàn thành phận sự hiếu nghĩa với các đấng sinh thành và góp phần xây dựng quê hương đất nước. Hẳn đó là hạnh phúc lớn của một con người, một nhà khoa học, một công dân Việt Nam.
Năm 2010, hạnh phúc này được nhân lên gấp đôi khi anh Khoa được Đất Mẹ Việt ghi công xứng đáng, cùng một lúc gặt hái vòng nguyệt quế “kép” - Giải Nhất của Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và học hàm Giáo sư ngành Vật lý của Việt Nam.
Ba tiếng Đất Mẹ Việt đối với bản thân người vừa được nhận những vinh dự to lớn trên đây, GS.TS Đào Tiến Khoa, hẳn là tiếng nói thốt lên từ trái tim mình.
Đó cũng là vinh dự, là tiếng nói chung của nhiều trí thức, đồng bào Việt Nam khác, sau bao nhiêu năm học tập, thành danh ở nước ngoài, tình nguyện trở về, tiếp tục phát huy tài năng góp phần xứng đáng xây dựng Đất Mẹ Việt thân yêu.
Trần Thanh Minh
(Nguyên Viện trưởng Viện KHKTHN)