Quy tắc 1: “Nhất vị nhị hướng”
Phong thủy có câu “nhất vị nhị hướng” chính là nêu thứ tự ưu tiên xem xét trong không gian. Trước hết phải định vị rồi sau đó mới định hướng, nói nôm na là "ổn định vị trí rồi muốn xoay đâu thì xoay". Hiểu đúng về vị và hướng là khởi đầu cho việc định vị và phân khu tổng thể trong thiết kế công trình hài hòa tự nhiên và con người.
Vị nói về nơi tọa lạc, vị trí đứng, còn hướng là hướng chính của căn nhà. Về đại cục, yếu tố địa điểm, vị trí cát – hung có vai trò quan trọng hàng đầu. Đối với nhà đất thổ cư ưu tiên vị trí xem công trình có vượng khí không.
“Nhất vị nhị hướng” chú ý đến nơi tọa lạc và hướng chính của căn nhà. |
Trong bối cảnh đô thị hiện nay, vấn đề đáng lưu ý là tình trạng ngập úng. Một ngôi nhà có vị trí đẹp sẽ đặt ở nơi cư dân đông đúc, đất bằng phẳng rộng rãi, đất nền cao hơn xung quanh, không bị tù túng, ngập lụt. Hạ tầng xung quanh nhà cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá về “vị”. Cần tránh các vị trí nơi có đường giao thông đâm thẳng trực diện vào nhà, tránh hẻm cụt hay hẻm quá nhỏ.
Về hướng, phong thủy quy định cửa đi xác lập hướng giao tiếp chủ yếu của ngôi nhà, còn cửa sổ mở ra các hướng cảnh quan và khí hậu. Cửa đi chính sẽ tiếp nạp các điều tốt lẫn xấu nên quy ước hướng nhà chính là hướng của cửa đi chính (đại môn). Cần lưu ý, không chỉ nhà đất thổ cư mà với cả căn hộ chung cư, hướng nhà cũng tính là hướng cửa ra vào - nơi “nạp khí” cho căn hộ. Không nên lấy hướng ban công hay mặt thoáng của phòng khách làm hướng chung cư.
Người Việt có kinh nghiệm “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Nhà hướng Nam sẽ đón được gió mát về mùa hè và tránh gió Đông Bắc lạnh về mùa đông, tránh được bức xạ trực tiếp từ hướng Tây vào các buổi chiều hè. Thêm nữa là với kiểu hướng nhà này, ánh sáng chiếu vào nhà với cường độ ít có sự thay đổi làm cho tâm lý con người trở nên dễ chịu.
Về vấn đề tương quan hướng nhà với tuổi của gia chủ, phong thủy chia làm 2 nhóm người khác nhau. Nhóm một hợp với các hướng thuộc Đông, nhóm thứ hai hợp với các hướng thuộc Tây nên gọi là Tây tứ mệnh và Đông tứ mệnh. Dựa vào điều này, có thể xem hướng nhà đang ở có hợp với mệnh, với tuổi của mình hay không.
Quy tắc 2: “Tàng phong tụ khí”
Dù là đất hay chọn nhà, phong thủy dương trạch luôn coi trọng yếu tố thoáng khí và ánh sáng. Ngôi nhà có phong thủy tốt cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí. Nhờ vậy, trong nhà sẽ sản sinh ra nhiều dương khí, đẩy lùi âm khí, tốt cho sức khỏe và cả tài lộc của gia chủ.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc gió thổi quá mạnh. Nơi gió thổi mạnh sẽ khiến tài lộc bị thổi bay, không thể tụ lại trong ngôi nhà.
Nhà thoáng đãng, nhiều ánh sáng sẽ tốt về mặt phong thủy. |
Nếu ở đồng bằng, nền nhà cao hơn xung quanh được coi là đẹp. Còn nếu ở vùng sơn cước, cao nguyên nhiều nắng gió thì nhà đặt ở nơi lòng chảo thấp trũng kín đáo, nơi có ba bề bốn bên là núi hoặc cây cối tránh gió thổi tạt ảnh hưởng tới sinh hoạt con người, được coi là đáp ứng tốt nguyên tắc “tàng phong tụ khí”.
Số tầng của ngôi nhà cũng cần hài hòa với không gian xung quanh, không xây quá cao sẽ tạo cảm giác chông chênh mất an toàn, dễ bị mọi người soi mói, nhòm ngó; còn thấp quá thì lại thành lọt thỏm, công danh khó bề phát triển.
Quy tắc 3: “Ám tiến sát”
Nhà bị cản bởi công trình lớn, chướng vật sẽ sinh ra “ám tiến sát”. |
Hãy đứng trước cửa nhà của mình, nhìn ra ngoài và xem có công trình lớn hoặc chướng vật đối diện với bạn không. Theo phong thủy, những chướng vật đó được coi là sảnh sinh ra “ám tiến sát”, không tốt cho gia chủ. Những thứ được gọi là “ám tiến sát” thường là vệ tinh, dây điện của hàng xóm, cột dây điện trên đường, tháp nhọn của nhà thờ, hoặc một con đường dài vừa đúng hướng vào cửa chính ngôi nhà.
Đăng Duy (Tổng hợp)
Giải pháp phong thủy cho phòng không có cửa sổ
Nhà không có cửa sổ, phòng không có cửa sổ phạm vào kiêng kỵ phong thủy.