Đối với những ngôi nhà có sân vườn, việc bài trí cây cảnh tưởng chừng rất đơn giản nhưng làm sao để vừa có tính thẩm mỹ vừa đạt hiệu quả phong thuỷ là điều không phải gia chủ nào cũng làm được. 

Cây cảnh là một trong những vật trang trí quan trọng trong sân vườn. Những cây có sức sống mãnh liệt có thể tạo ra môi trường trong lành, giảm bớt bức xạ và tĩnh điện do các vật dụng trong nhà gây ra. Thông qua quang hợp, cây cảnh còn cung cấp không khí trong lành cho ngôi nhà. 

Trong phong thuỷ học, một số loại cây cảnh với tính chất và chức năng đặc biệt của mình còn có tác dụng bảo vệ, trấn trạch hiệu quả cho ngôi nhà. 

Cây cọ

Cọ là loài cây được trồng phổ biến trong sân vườn, nhà phố hoặc công trình công cộng. Với tán lá xanh mướt, tròn xoe và sức sống mãnh liệt, cây cọ được cho mang lại sự may mắn, niềm vui và tài lộc cho gia chủ. 

{keywords}
Cây cọ mang lại sự may mắn, niềm vui và tài lộc cho gia chủ. (Ảnh minh hoạ)

Trồng cọ trong sân vườn còn có tác dụng làm giảm các chất độc gây ra bởi kim loại nặng, đuổi côn trùng. Đây là loại cây vừa có giá trị thưởng thức lại vừa giúp tăng cường tài vận. 

Cây quýt 

Quýt cùng âm với “cát”, tượng trưng cho cát tường. Quả quýt trơn bóng, màu đỏ/vàng mang ngụ ý ngập tràn niềm vui.

Cây quýt hoặc cam là một trong những vật trang trí thường thấy ở các gia đình trong các dịp lễ tết. Lá và cành quýt có tác dụng sơ can giải uất, mang lại niềm vui cho gia đình. 

Cây trúc 

Trúc là cây thân cao và thẳng, thích nghi tốt với môi trường. Dù thời tiết khắc nghiệt, trúc vẫn đứng thẳng, lá xanh tốt. Do đó, cây trúc biểu trưng cho đức tính ngay thẳng, quân tử. 

{keywords}
Cây trúc biểu trưng cho đức tính ngay thẳng, quân tử. (Ảnh minh hoạ)

Trong phong thuỷ học, cây trúc tượng trưng cho sự cao sang thoát tục, không sợ gió thổi tứ phương, có thể trở thành rừng bảo vệ phong thuỷ cho gia đình. 

Cây hoè 

Trong dân gian, cây hoè tượng trưng cho người cha và thường được gọi là cây lộc. Có câu “một cây hoè trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc”, do đó trồng cây hoè trước nhà có thể mang đến sự giàu sang cho gia đình, con cái thành đạt. 

{keywords}
Trồng cây hoè trước nhà có thể mang đến sự giàu sang cho gia đình, con cái thành đạt.

Cây quế 

Theo quan niệm người phương Đông, trên cung trăng có cây quế. Hoa và cành cây quế có thể dùng làm thuốc với chức năng trừ phong tà, điều hoà khí huyết. 

Hoa quế tượng trưng cho sự thanh cao. Vào mùa thu, mùi thơm của hoa quế lan toả khắp nơi làm trong lành không khí. 

Linh chi 

Linh chi có tính ôn, vị ngọt. Bên cạnh tác dụng dồi dào tinh khí và mạnh gân cốt, linh chi còn là điềm báo cho sự trường thọ. 

Từ xưa, linh chi đã được xem là loại cây cát tường. Bởi vậy, trong các bức tranh cát tường thường xuất hiện hình tượng con hươu hoặc hạc ngậm linh chi chúc thọ.

Hoa mai 

Cây mai là loại cây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất. Hoa mai nở 5 cánh ngụ ý “mai nở ngũ phúc”, có tác dụng tăng cường phúc khí cho gia đình. 

{keywords}
Hoa mai nở 5 cánh ngụ ý “mai nở ngũ phúc”. (Ảnh minh hoạ)

Cây đa 

Cây đa biểu trưng cho sức sống dẻo dai, trường tồn và thần quyền trong tâm linh. Nằm trong bộ tứ cây cảnh hòn non bộ nên cây đa rất được ưa chuộng để trang trí hòn non bộ trong nhà. 

Trồng cây đa ở sân vườn còn nhắc nhở gia chủ tăng cường tu dưỡng, không quá tham cầu, vọng tưởng. 

Cây táo 

Táo là loại cây thường thấy trong nhà của người xưa. Thân cây cứng có thể dùng làm đồ dùng, điêu khắc. Cây táo sinh trái rất sớm, cây non cũng có thể kết trái. 

{keywords}
Trồng cây táo trong sân tượng trưng cho việc sớm sinh quý tử. (Ảnh minh hoạ)

Táo cùng âm với “tảo” mà người xưa có câu “tảo lập tử”. Trồng cây táo trong sân tượng trưng cho việc sớm sinh quý tử, nhanh chóng tiến thêm một bước. 

Cây thạch lựu 

Có nhiều tên gọi khác như an thạch lựu, hải lựu, đơn nhược, kim anh… quả thạch lựu còn có khả năng chữa bệnh rất tốt. Lá và hoa thạch lựu còn có tính năng hút bụi, thanh lọc không khí. 

Ngoài mục đích làm cảnh, trồng thạch lựu trong sân còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma và vận xui, mang đến cho gia đình nhiều niềm vui, tài lộc.

Cây nho 

Nho mọc dạng dây leo tượng trưng cho sự thân mật và gắn kết. Những ngày hè, ngồi hóng mát giải nhiệt dưới giàn nho mang đến cảm giác sảng khoái cho người trong gia đình. Chùm nho sum sê cũng biểu thị cho sự no đủ.

Hoa hải đường 

Hải đường thuộc loại cây thân gỗ, dạng bụi, sống lâu năm. Không chỉ là loại hoa quý, màu sắc rực rỡ vào độ xuân sang, hoa hải đường còn có ý nghĩa ngay từ tên gọi. 

{keywords}
Hoa hải đường tượng trưng cho sự phú quý viên mãn, cuộc sống sum vầy và anh em hoà thuận. (Ảnh minh hoạ)

Trong tiếng Hán, chữ đường có hàm ý là ngôi nhà lớn. Vì vậy, hải đường là loài hoa phong thuỷ tượng trưng cho sự phú quý viên mãn, cuộc sống sum vầy và anh em hoà thuận.

Với ý nghĩa đó, người xưa thường dùng tranh vẽ hoặc thêu hoa hải đường để làm quà tặng trong những dịp lễ quan trọng, đặc biệt là đầu năm mới hoặc mừng tân gia. 

Những vật phẩm phong thuỷ ‘gặp hung hoá cát’ nên đặt ở ban công

Những vật phẩm phong thuỷ ‘gặp hung hoá cát’ nên đặt ở ban công

Ngoài tác dụng làm đẹp, vật trang trí phong thuỷ đặt ở ban công còn có hiệu quả sinh vượng, hoá sát. Tuy nhiên, gia chủ không được lạm dụng. 


Phương Anh (tổng hợp)