- Đầu tư không ít, chính sách không thiếu, song lao động nghề vẫn không hiệu quả khi chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Đó là nội dung toát lên trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Lao động - Thương Binh - Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền chiều 13/6.

Phần lớn câu hỏi của ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyển xoay quanh các nút thắt liên quan cơ chế thực hiện. Bởi trong chiến lược nguồn nhân lực, lao động tay nghề là một mảng quan trọng, được chú trọng đầu tư không ít cả về cơ sở hạ tầng, chính sách điều chỉnh đáp ứng thực tiễn. Nhưng thực hiện đến nay vẫn chưa có hiệu quả đột phá.

Đầu tư chưa đồng bộ

ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) chỉ ra nghịch lý đầu tư nhiều, chương trình đào tạo, thiết bị trang bị sẵn có, nhưng có nơi "có trường, có thầy" mà "thiếu trò". Chưa kể, tay nghề học viên sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Từ đó dẫn đến thực trạng "học xong phải đào tạo lại".

{keywords}
ĐB Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Minh Thăng

ĐB Nguyễn Thành Tâm cho hay trong đào tạo nghề hiện nay có sự "trùng dẫm" đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội. Ở cấp huyện địa phương có thực trạng tồn tại những trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề mà mô hình giảng dạy giống nhau. ĐB cho rằng đầu tư như vậy "phân tán" trong khi người học không nhiều.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng cho hay, số trường dạy nghề trong toàn quốc trên 1000 đơn vị, trong đó trường công lập trên 800, ngoài công lập tư thục trên 400 cơ sở, doanh nghiệp trên 70.

Tuy nhiên, khi đi kiểm tra 10 tỉnh vừa qua, có một số địa có thực trạng, 1 số trường được đầu tư hạ tầng xong nhưng thiếu người giảng dạy. "Đầu tư chưa đồng bộ khiến ảnh hưởng đến khai thác" - bà cho hay.

Bà cũng chỉ ra một trong những trở ngại đặc thù từ phía xã hội. Đó là nhận thức phân luồng sau học phổ thông với phần đông hướng tới chọn vào trung cấp chuyên nghiệp cho đến Đại học. "Tư tưởng học nghề chưa thông suốt trong phụ huynh, học sinh nên tỷ lệ vào trường nghề chưa nhiều" - bà nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng thừa nhận thực trạng các cơ sở đào tạo nghề hiện nay chưa đáp ứng đúng, trúng nhu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng, thị trường nhân lực. Kỹ năng, nghề doanh nghiệp cần thì trường không đào tạo. Và ngược lại. Vậy nên, doanh nghiệp đã phải tự chủ động đào tạo lại, cắt một phần chi phí doanh thu để phục vụ cho đào tạo lao động.

Tuy nhiên, bà cũng cho hay, thực trạng trên đang dần được khắc phục. Bằng chứng đã có những cơ sở đào tạo nghề như Cao đẳng nghề 3 của Quân khu 3 ở Hải Phòng đã đào tạo bám theo nhu cầu doanh nghiệp địa phương.

"Một số địa phương tôi đi kiểm tra đã thực hiện không đào tạo theo cái mình có, mà đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động. Các cơ sở đào tạo hình thành bộ phận tư vấn, tiếp thị, để nắm định hướng thị trường tư vấn cho trường nhu cầu dạy nghề cho doanh nghiệp" - bà cho biết thêm.

{keywords}
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền. Ảnh: Minh Thăng

Nhận trách nhiệm về Bộ, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, trong vai trò tham mưu, Bộ sẽ có trách nhiệm hướng dẫn triển khai, kiểm tra, nhắc nhở các địa phương trong công tác dạy nghề trên cơ sở đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, thị trường nhân lực.

Xuất khẩu lao động ở huyện nghèo

ĐB Lý Kiều Vân chất vấn Bộ trưởng Lao động thực hiện thí điểm “xuất khẩu” lao động ở 62 huyện nghèo trên cả nước ra. Chỉ tiêu đề ra đến nay vẫn chưa đạt khi mới chỉ xuất khẩu khoảng 10 nghìn lao động.

Trong khi đó hiện có nhiều lao động đã hoàn thành xong đào tạo, cầm chứng chỉ trên tay nhưng chưa thể xuất cảnh đi làm việc. Tiền vay nợ ngân hàng không thể trả giờ trở thành "con nợ". Ngược lại, những người từng đi lao động thì lại trở về sớm trước thời hạn.

Lý giải tình trạng tắc này, Bộ trưởng Chuyền cho hay, qua tìm hiểu đối tượng lao động trở về trước thời hạn, vấn đề đặt ra đó là khả năng thích ứng môi trường lao động.

{keywords}
ĐB Lý Kiều Vân. Ảnh: Minh Thăng

"1 số lao động về trước thời hạn. Có thực trạng này. Qua tìm hiểu, quả tình số lao động ở huyện nghèo, vùng sâu, xa thì ý thức, phong cách lao động, chịu đựng chưa được như lao động ở nơi khác. Đã sang lao động ở nước ngoài là lao đông thực sự nghiêm túc. Một số lao động không chịu được quy định ngặt nghèo đã bỏ về"- bà cho biết.

Trả lời cho câu hỏi có khả năng đạt mục tiêu đề ra không, bà nhấn mạnh yếu tố "thời gian". Trên cơ sở biết "điểm yếu", Bộ sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà lại tình hình thực hiện quyết định 71 đưa lao động hộ nghèo đi lao động ở nước ngoài để có giải pháp.

Một trong những chất vấn có dính đến yếu tố nước ngoài đó là quản lý lao động ở các vùng biên giới giáp ranh Việt Nam. ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) chất vấn đề lời hứa của Bộ trưởng liên quan giải quyết vấn đề này từ kỳ họp thứ hai nhằm đảm bảo bảo vệ quyền lợi cho người Việt Nam khi sang lao động ở vùng giáp ranh và ngược lại.

Bà cho hay "lo" cho vấn đề này vì không chỉ chuyện quyền lợi, việc làm của người lao động mà để đảm bảo tính mạng. Bộ sẽ kiến nghị Thủ tướng để phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, đặc biệt biên phòng, công an để tìm ra hướng quản lý tốt hơn.

Linh Thư