Cắn phá dây điện, các thiết bị trong xe hay tha rác vào khoang lái là những vấn đề mà chuột có thể gây ra, khiến xe gặp trục trặc nhiều vấn đề từ hệ thống điện tới động cơ.
Chính vì thế, không ít chủ xe phải đau đầu tìm giải pháp trong cuộc chiến với các vị khách không mời này.
Rất nhiều chủ xe gặp phải phiền toái khi chiếc ô tô bị chuột và côn trùng xâm nhập, cắn phá. |
Theo ông Nguyễn Long Thịnh, chủ một chuỗi chăm sóc xe tại Hà Nội, việc ngăn chặn và xử lý chuột, côn trùng đột nhập vào xe cũng không phải là việc khó làm. Về nguyên tắc, phòng bao giờ cũng hơn chống và để hạn chế nguy cơ bị chuột, côn trùng đột nhập vào xe, cần tránh ăn uống trên xe bởi thức ăn thừa rơi vãi chính là lời mời gọi những vị khách này. Nếu bất đắc dĩ phải ăn uống trong xe thì hãy dọn sạch sẽ nội thất ngay sau khi ăn.
Không nên ăn uống, để rơi vãi trong ô tô |
Bên cạnh đó, không nên để thùng rác trong nhà xe hay đậu xe cạnh những nơi để rác thải bởi những chú chuột sau khi kiếm ăn tại đó sẽ dễ tìm nơi ấm áp như khoang động cơ xe để trú ngụ.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả phòng chống chuột và các loại côn trùng, nên lắp lưới inox vào cửa gió ngoài của hệ thống điều hòa. Cách này khá đơn giản, chủ xe có thể tự làm ở nhà hoặc nhờ các xưởng dịch vụ hỗ trợ với chi phí không đáng kể.
Khi đặt bẫy, đảm bảo không có bất kì nguồn nước nào bên trong xe nếu không muốn hứng chịu mùi hôi thối của chuột chết |
Còn trong trường hợp bạn nghi đã có chuột trong xe, hãy đặt bẫy nhưng đặc biệt lưu ý để trẻ em và vật nuôi tránh xa mồi bẫy chuột và đảm bảo không có bất kỳ nguồn nước nào bên trong xe nếu không muốn hứng chịu mùi hôi thối của chuột chết.
Trong trường hợp xui xẻo gặp phải điều này, cần tìm và gắp con chuột đó ra, đồng thời mở máy lạnh và cửa sổ cho đến khi thổi hết mùi hôi thối ra khỏi xe.
(Theo Xe giao thông)