Chỉ vài ngày sau khi công bố những hình ảnh đầu tiên chụp từ tàu thăm dò Chúc Dung trên hành tinh đỏ, CNSA cho biết tàu thăm dò này đã bắt đầu lăn bánh trên Hỏa tinh lúc 10h40 sáng ngày 22/5 theo giờ Bắc Kinh.

{keywords}
Mô phỏng tàu thăm dò Chúc Dung lăn bánh trên sao Hỏa. Ảnh: CNSA

Thông tin này cũng chính thức đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) có thiết bị đổ bộ và thăm dò bề mặt Hỏa tinh vào thời điểm hiện tại.

Tàu thăm dò Chúc Dung nặng 240 kg với 6 bánh xe và vận hành bằng năng lượng mặt trời. Chúc Dung có 6 dụng cụ khoa học, trong đó có một máy ảnh địa hình độ phân giải cao, sẽ nghiên cứu đất và bầu khí quyển trên bề mặt hành tinh đỏ.

Video Chúc Dung ghi lại quá trình rời khỏi bệ hạ cánh. Nguồn: CNSA

Theo kế hoạch, tàu thám hiểm của Trung Quốc sẽ dành khoảng 3 tháng để khám phá vùng đồng bằng Utopia Planitia rộng lớn ở phía bắc Hỏa tinh, thu thập dữ liệu liên quan đến địa lý và phân tích các mẫu đá.

Chúc Dung được phóng đi từ Trái Đất vào tháng 7/2020 với sứ mệnh thăm dò Hỏa tinh mang tên Thiên Vấn-1 (Tianwen-1).

Cùng thời điểm này, Mỹ cũng có tàu thăm dò Perseverance và một máy bay trực thăng nhỏ đang hoạt động trên Hỏa tinh.

Sau khi hạ cánh thành công lên Hỏa tinh hôm 19/2 vừa qua, robot của NASA bắt đầu thực hiện những sứ mệnh của mình. Trong đó, có việc tìm ra những bằng chứng vững chắc để trả lời câu hỏi "liệu có sự sống ở hành tinh khác hay không".

Hải Phong (tổng hợp)

Tàu thăm dò Trung Quốc có cửa so với NASA trên Hỏa tinh?

Tàu thăm dò Trung Quốc có cửa so với NASA trên Hỏa tinh?

Dù bắt đầu "cuộc chơi" muộn hơn rất nhiều so với NASA nhưng Trung Quốc đang tăng tốc rất nhanh trong cuộc đua công nghệ trên Hỏa tinh.

Tàu thám hiểm Hỏa tinh của Trung Quốc đã vỡ nát?

Tàu thám hiểm Hỏa tinh của Trung Quốc đã vỡ nát?

Trung Quốc vừa công bố những hình ảnh đáp trả tin đồn Tàu thám hiểm Hỏa tinh Zhurong đã vỡ nát khi hạ cánh xuống hành tinh đỏ.