Điều này đã được David Marcus khẳng định trong một buổi phỏng vấn mới đây. Theo đó, Facebook sẽ không phát hành đồng tiền kỹ thuật số của mình cho đến khi mạng xã hội này giải quyết được các mối lo ngại về vấn đề pháp lý. 

Đứng trên quan điểm của mình, Marcus cho rằng, Libra là một công cụ thanh toán thay vì một khoản đầu tư như nhiều người vẫn nghĩ. Marcus cũng đã giải quyết các lo ngại của ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang khi cho biết quan điểm của ông là quy trình cấp phép đối với Libra cần phải kiên nhẫn và được thực hiện một cách kỹ lưỡng.

{keywords}
Dù chưa ra mắt, chính phủ nhiều nước trên thế giới đang tìm cách quản lý đồng Libra của Facebook. 

Trước đó, kể từ sau tuyên bố của Mark Zuckerberg, đồng tiền điện tử của Facebook đã gây ra lo ngại cho các chính trị gia Mỹ và cả các nước Châu Âu. Đây cũng là những người đã chỉ ra những rủi ro đối với vấn đề về quyền riêng tư của các trang mạng xã hội.

Theo Marcus, Calibra sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính giống như một chiếc ví kỹ thuật số.  Calibra chỉ được sử dụng cho các giao dịch trên Messenger hay WhatsApp và một ứng dụng độc lập.

Lúc này, Hiệp hội Libra - một tổ chức gồm 28 thành viên sẽ đứng ra chi phối hoạt động của mạng lưới tiền điện tử. Mục tiêu mà Hiệp hội Libra hướng đến là để quản lý Libra, cũng giống như mong muốn của các chính phủ. 

Dante Disparte - người đứng đầu về chính sách của Hiệp hội Libra cho rằng, việc phải đến năm 2020 đồng Libra mới ra mắt cũng là cách để các nhà quản lý có thể trao đổi với các nhà hoạch định chính sách ở khắp nơi trên thế giới. 

Tuấn Nghĩa (Theo CNET)