Chị Hằng chia sẻ những mẹo tiết kiệm giúp chị vượt qua khủng hoảng kinh tế, khắc phục khó khăn trong mọi hoàn cảnh.

Các tin liên quan

"3 năm, tôi đang nghèo đi 2 lần!"

Vợ triệu phú bất động sản xoay xở với thu nhập 7 triệu/tháng

Xin làm bảo vệ vườn hoa với 4 bằng đại học

“Hai vợ chồng mới được khoảng 10 triệu, trong khi giá cả tiêu dùng tăng cao và chi phí nuôi con nhỏ, nhà thuê ở Hà Nội đắt đỏ nên nếu không tiết kiệm thì chắc không nuôi nổi con” - chị Hằng chia sẻ.

Chị đã đau đầu suy nghĩ và đưa ra những cách chi tiêu tiết kiệm nhất. Cụ thể, về nhà ở, chị chọn thuê nhà dựa theo tiêu chí: Nhà trọ gần công ty, gần trường con học và gần bến xe để tiện đưa đón hằng ngày, tiết kiệm xăng xe đi lại, tiền ăn sáng/ trưa. Nhà trọ không cần quá “cao cấp”, chỉ vừa phải với nhu cầu của vợ chồng thời buổi khó khăn, chiếm không quá 20% tổng thu nhập.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Về những nhu yếu phẩm cho con như sữa, bỉm, quần áo… chỉ chọn mua đồ thanh lý trên các website rao vặt và tận dụng mối quan hệ quen biết với người làm ở công ty sữa Việt Nam để xin sữa tặng hoặc mua lại với chiết khấu rẻ hơn. Hoặc chị chọn mua loại bỉm trần, tuy chất lượng không tốt bằng các loại cao cấp nhưng khéo dùng vẫn đảm bảo vệ sinh.

“Tất nhiên chất lượng vẫn phải đề cao, không vì tham rẻ mà mua bừa bãi. Thu nhập thấp nhưng con cái vẫn phải ăn đủ chất dinh dưỡng. Tôi cũng chỉ mua các loại sữa của Việt Nam cho con dùng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn” – chị Hằng cho biết.

Về chi tiêu cho bản thân, chị tìm mọi cách tiết tiệm. Quần áo, chị thường xuyên săn đồ thùng từ những kiện hàng của Hàn Quốc nên giá rẻ mà vẫn thời trang, chất lượng. Áo cũ nếu mình không mặc vừa có thể trao đổi đồ hoặc đem thanh lý.

Chi tiêu ăn uống là một khoản khá lớn, nên chị cân nhắc thường xuyên đi chợ vào đầu tuần và giữa tuần, chịu khó đi xa đến các chợ ngoại thành sẽ rẻ và chất lượng thực phẩm cũng khá ổn. Thực phẩm được cất giữ trong tủ lạnh để sử dụng dần cho cả tuần.

“Trước khi đi chợ, mình cũng phải tính toán, mang theo số tiền vừa đủ chứ không mang theo quá nhiều. Với số tiền vừa đủ như đã tính mình vẫn có thể chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình. Thực đơn cho con cũng phải lên kế hoạch: Hôm nay cho ăn ăn cá, ngày mai ăn thịt, ăn trứng… xoay vòng, vừa đủ và đảm bảo dinh dưỡng”- chị Hằng tâm sự.

Để tiết kiệm hơn, chị không ăn ngoài hàng mà đem cơm từ nhà đến công ty ăn, tiết kiệm được 20-30 nghìn đồng/bữa.

Với những đồ dùng trong gia đình có mức giá lớn thì 2 vợ chồng ngồi lại bàn bạc và lên kế hoạch mua khi thực sự cần thiết. Tiêu chí chị đề ra là tránh lãng phí mua những đồ dùng vặt mà chưa cần thiết bởi: “Tính từng món đồ có thể giá trị thấp nhưng khi cộng lại hàng tháng thì tổng giá trị lại tương đối lớn. Vì vậy tôi cũng cố gắng không mua sắm theo cảm hứng mà phải theo bảng dự trù có sẵn” – chị giải thích.

Việc tính toán, thắt chặt chi tiêu đã giúp chị đảm bảo tiêu dùng trong gia đình. Tính toán các loại chi phí bắt buộc từ thuê nhà, tiền học cho con, tiền ăn uống đi lại, chị cho biết thường tiết kiệm được khoảng 2 triệu mỗi tháng phòng khi “bất trắc” và dành dụm mua nhà – dù đây là giấc mơ xa vời của vợ chồng chị trong hoàn cảnh hiện tại.

Dịu Anh

Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email: doisong@vietnamnet.vn! Trân trọng cảm ơn!