Người ta vẫn nói con gái đi lấy chồng là phải theo thói nhà chồng, gánh cả giang san nhà chồng, hưởng phúc nhà chồng. Những câu nói ấy tới giờ tôi vẫn cho là nó đúng. Bởi vì sao?

Ca dao xưa có câu “có con phải khổ vì con/lấy chồng gánh cả giang san nhà chồng”. Phụ nữ xưa giàu đức hi sinh, vì chồng vì con sẵn sàng giành phần thiệt về mình. Nhưng liệu ngày nay cái đức tính ấy có còn rạng rỡ trong con người phụ nữ hiện đại? Câu trả lời là không, hoặc có cũng rất ít.

Đọc nhiều bài tâm sự của chị em về nhà chồng, tôi thấy làm lạ. Sao các bà các mẹ ngày xưa, cũng làm dâu cũng khổ trăm bề. Chữ nghĩa thì ít người được học chứ đừng nói học cao. Ấy vậy mà các bà, các mẹ vẫn rất giỏi. Giỏi hơn phụ nữ thời nay ở cái đức hi sinh, sự thấu hiểu lễ nghĩa. Phụ nữ ngày xưa khổ hơn bây giờ rất nhiều chứ nhưng có thấy ai kêu than? Vậy mà tiếc thay cho phụ nữ Việt Nam mang tiếng hiện đại, học nhiều hiểu sâu mà có cái dốt, rất dốt: đó là lễ nghĩa.

Người ta vẫn nói con gái đi lấy chồng là phải theo thói nhà chồng, gánh cả giang san nhà chồng, hưởng phúc nhà chồng. Những câu nói ấy tới giờ tôi vẫn cho là nó đúng. Bởi vì sao? Bởi vì đến bây giờ người ta vẫn gọi một bên là nội, một bên là ngoại. Ngoại tức là ngoài. Con gái đã đi lấy chồng thì chẳng khác nào bát nước đổ đi. Chẳng lẽ các chị không được bố mẹ dạy cho những điều cơ bản ấy trước khi về nhà chồng. Tôi nghĩ bố mẹ các chị cho con gái đi lấy chồng cũng chẳng có tư tưởng nhờ mơ gì các chị đâu. Vậy mà các chị lại cứ nhiễu sự rình rang, lơ là việc nhà chồng để chăm chăm đòi lo cho bố mẹ đẻ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Phụ nữ thời xưa đảm đang, lo toan đủ mọi việc đến một nách gần chục đứa con lít nhít, đói ăn nghèo khó. Đi làm thì trên vai lúc nào cũng gánh gồng trĩu nặng. Không ai kêu, chỉ biết cố gắng cho cuộc sống tốt hơn. Các chị bây giờ thì ngồi nhởn nhơ trên chiếc xe máy tới chỗ làm ngồi buôn dưa lê tám tiếng rồi về nhà mặt nặng mày nhẹ với nhà chồng ra đều ta đi làm mệt nhọc lắm. Nhất là về nhà mà cơm chưa ai nấu, kiểu gì cũng đá thúng đụng nia.

Có con phải khổ vì con là lẽ đương nhiên. Mẹ chồng các chị ngày xưa cũng một nách nuôi mấy anh chị em chồng các chị khôn lớn chẳng trông đợi vào ai. Mà có trông thì ngồi ôm nhau chết đói. Bây giờ các chị có một hoặc hai đứa con thì cứ làm như khổ không còn gì bằng. Bố mẹ chồng già rồi cần nghỉ ngơi không giúp đỡ thì các chị kêu là ăn ở không ra gì, không thèm trông con trông cháu. Cả đời dành dụm nuôi con cháu, già có miếng ngon muốn ăn mình thì kêu tham ăn.

Làm được chút việc cho nhà chồng thì đòi ghi công kể nợ. Trẻ người non dạ không hiểu chuyện được bố mẹ chồng chỉ bảo thì vâng dạ nhưng trong lòng ấm ức chửi thầm, gặp phải chị ghê gớm thì bật lại tanh tách. Tôi nói thật chứ làm con dâu được nhà chồng dạy dỗ là cái phúc của các chị. Có thương thì người ta mới nói cho biết để mà nên người. Các chị có biết điều đó đâu, lúc nào cũng cho mình là người hiểu biết khinh người già ra mặt. Mà giả như ông bà có nói sai thì các chị cũng biết rồi đấy, “muốn nói ngoa làm cha mà nói”, các cụ có cái quyền ấy. Sai đúng cũng là muốn tốt cho các chị.

Xã hội chỉ tôn vinh những người phụ nữ dốc lòng vì chồng con, vì nhà chồng. Có người chồng chết sớm, cả đời nuôi mẹ chồng, chị chồng ốm đau bệnh tật mà người ta chẳng kêu than. Sao các chị không nhìn vào những tấm gương ấy để học tập? Sống sung sướng nên các chị chỉ nghĩ cho cái phần tôi ích kỉ của mình. Cho đi một nhưng đòi nhận lại gấp mười.

Đấy là cái lỗi của bố mẹ các chị quá nuông chiều con gái. Không biết dạy các chị đạo làm con dâu, làm mẹ và làm vợ. Cứ trách than chồng chỉ biết đến gia đình, rồi nhà chồng không ghi nhận công lao. Nhưng đã bao giờ các chị nghĩ các chị là phụ nữ còn cứ chăm chăm đòi lo cho bố mẹ mình huống chi chồng mình là đàn ông. Hi sinh cho nhà chồng lại cứ đòi được coi ra gì mới hi sinh, phải được giá thì mới bán sự hi sinh ấy? Thế thì nó còn ý nghĩa gì?

Nhắc đến phụ nữ thời nay thật sự rất buồn. Vợ tôi cũng có cái tư tưởng ấy, nhưng vừa mới manh nha tôi đã kịp thời dạy dỗ. Giờ bố mẹ tôi nói một, cô ấy không bao giờ cãi hai, rất ngoan ngoãn. Vậy nên các ông chồng cũng phải xem xét lại mình, vợ hư cũng là do chồng không biết dạy đấy.

Bạn đọc Phạm Kiên (kienpham…@yahoo.com)

Bạn nghĩ gì về ý kiến này?Mọi ý kiến xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email doisong@vietnamnet.vn! Trân trọng cảm ơn!