Ngày 17/10, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra buổi họp báo thông tin về việc tổ chức 'Đại lễ tưởng niệm và Hội thảo khoa học nữ phật tử với Phật giáo Việt Nam nhân 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng Chư vị Tổ sư Ni tiền bối'.
Đây là dịp quan trọng để GHPGVN đánh giá đúng vai trò, vị trí, ảnh hưởng của Ni sư Diệu Nhân và các thế hệ Ni giới, nữ phật tử Việt Nam trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam.
Hội thảo là dịp quan trọng để GHPGVN đánh giá đúng vai trò, vị trí, ảnh hưởng của Ni sư Diệu Nhân và các thế hệ Ni giới, nữ phật tử Việt Nam trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam. |
Hoà thượng Thích Thanh Đạt, Chủ tịch Hội đồng khoa học HVPGVN tại Hà Nội trong buổi họp báo đã nêu bật vai trò quan trọng của Ni giới trong việc tham gia công tác tại các ban ngành như Mặt trận Tổ quốc, hội Phụ nữ, các tổ chức từ thiện... GHPGVN có phân ban Ni giới đại diện cho Ni giới từ Trung ương đến địa phương. Tại các cơ sở đào tạo của GHPGVN đều có sự xuất hiện của Ni giới và những đóng góp của họ cho GHPGVN, cho sự nghiệp hoằng dương chính pháp luôn được khích lệ.
Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng HVPGVN khẳng định: 'Việc một vị sư được nối dõi dòng thiền đã là vô cùng quý và ở Việt Nam chỉ duy nhất Ni sư Diệu Nhân là nữ giới được trao truyền Tâm ấn, nối dõi dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Đây là một hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt những giá trị phi vật thể trong đó có bài kệ Thị Tịch mà Ni sư Diệu Nhân để lại mang ý nghĩa rất lớn về tư tưởng Phật học, về triết lý nhân sinh'.
Thượng toạ Thích Thanh Quyết cũng cho hay, các tài liệu ghi chép về Ni sư Diệu Nhân cho thấy, ni sư là một người đức hạnh, thấu hiểu lòng dân và làm lợi lạc trong việc phát triển Phật giáo thời nhà Lý. |
Thêm vào đó, Thượng toạ Thích Thanh Quyết cũng cho hay, các tài liệu ghi chép về Ni sư Diệu Nhân cho thấy, ni sư là một người đức hạnh, thấu hiểu lòng dân và làm lợi lạc trong việc phát triển Phật giáo thời nhà Lý. Là con nuôi của vua Lý Thánh Tông, bà thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang.
GS Lương Gia Tĩnh - Phó Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội cho biết, khi mời các đại biểu viết tham luận, ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, 110 bài tham luận đã gửi về và chất lượng rất tốt.
'Xét về quy mô, chất lượng của các nghiên cứu, đây là hội thảo lớn nhất từ trước tới nay của GHPGVN. Điều đáng quý là hội thảo đã quy tụ đa dạng các tham luận nêu bật được những đóng góp to lớn của Ni sư Diệu Nhân và Ni giới trên toàn quốc. Tôi nghĩ, tới ngày hội thảo tới đây, số lượng bài tham luận gửi về ban tổ chức sẽ lên tới 120 bài', GS Lương Gia Tĩnh cho hay.
Hội thảo và Đại lễ tưởng niệm Ni sư Diệu Nhân sẽ diễn ra trong các ngày 25, 26, 27/10/2019 tại HVPGVN (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Đại lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 27/10/2019 sẽ có sự tham gia của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chư Tôn đức GHPGVN, Trung ương MTTQVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tăng Ni sinh HVPGVN tại Hà Nội và đông đảo phật tử gần xa.
Ni sư Diệu Nhân thế danh Lý Ngọc Kiều, sinh năm 1042, là trưởng nữ của Phụng Càn Vương - Lý Nhật Trung (con trai vua Lý Thái Tông). Bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) nhận làm con nuôi, nuôi dạy trong cung từ nhỏ. Đến tuổi trưởng thành, vua đem gả cho người họ Lê làm châu mục châu Chân Đăng. Chồng chết, bà không chịu tái giá, bèn xuất gia tu Phật. Được Thiền sư Chân Không (1046 - 1100) ở hương Phù Đổng nhận làm đệ tử, đặt pháp danh, thụ Bồ tát giới, trao truyền tâm ấn, trở thành người nối pháp đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau khi xuất gia bà dốc hết tư trang, gia sản bố thí cho dân chúng, chuyên chú học hỏi những điều tâm yếu của Phật pháp. Được Thiền sư Chân Không đưa đến trụ trì Ni viện Hương Hải thuộc hương Phù Đổng, huyện Tiên Du, nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, trở thành bậc mẫu mực trong hàng Ni giới đương thời. Ngày 01 tháng 06 năm Quý Tỵ, niên hiệu Hội Tướng Đại Thánh thứ tư (tức ngày 15 tháng 7 năm 1113), thị tịch, thọ 72 tuổi để lại một bài kệ 7 câu 28 chữ có ý nghĩa nhân sinh và tư tưởng Phật học sâu sắc. Ni sư Diệu Nhân và Nguyên Phi Ỷ Lan là hai vị Ni - Nữ Phật tử nổi tiếng thời Lý, góp phần tích cực cho Phật giáo thời Lý phát triển rực rỡ và làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam. |
Lớp học đặc biệt trong ngôi chùa ở Chương Mỹ, Hà Nội
Với chiếc xe đạp cũ, hàng tuần cô giáo ở tuổi 65 vẫn đạp xe đến một ngôi chùa. Nơi đó, gần 60 đứa trẻ tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt đang chờ đợi cô để bắt đầu buổi học mới.
Tình Lê