Vào buổi trưa, khi mây tan, ngọn núi ấy dần hiện ra trước mắt du khách. Núi đặc biệt bởi nó mang dáng hình của một người con gái đang say ngủ…

Cách trung tâm TP Hòa Bình khoảng 40 km, ở độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”.

Nếu không có con đèo, du khách thật khó lòng hình dung trên cao ấy, nơi những ngọn núi chìm trong biển mây, lại có con người sinh sống.

Truyền thuyết “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường ở Hòa Bình kể rằng: Tại vùng núi non, nơi những bản làng đang sinh sống yên bình, có một cơn hồng thuỷ ập đến cuốn trôi tất cả. Đôi vợ chồng nọ bám vào được một chiếc bè chìm nổi giữa sóng dữ nên thoát chết. Họ lênh đênh hết ngày này sang ngày khác.

{keywords}
Ngọn núi có hình dáng một nàng Tiên đang ngủ ở xứ mây Lũng Vân

Chiếc bè vướng vào cây Bi - một cây cổ thụ khổng lồ, rễ cây ăn xuyên sâu lòng đất nên vẫn vững vàng trong cơn hồng thuỷ. Cơn hồng thuỷ rút cũng là lúc tất cả trở nên hoang sơ. Không còn đường về, đôi vợ chồng dựng lều ở ngay dưới gốc cây Bi để sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương.

Nhớ ơn cứu mạng, họ lấy tên cây đặt cho tên mường, hình thành nên vùng Mường Bi ngày nay, một vùng núi rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã thuộc huyện Tân Lạc. Trong đó, Lũng Vân là nơi sinh sống cao nhất của Mường Bi.

Đến Lũng Vân, du khách khó cưỡng lại vẻ đẹp của những ngôi nhà người Mường tựa lưng vào núi, những người phụ nữ canh tác trên ruộng bậc thang thoai thoải, những đứa trẻ hồn nhiên chơi trước hiên nhà…

Là vùng cao nên Lũng Vân mát mẻ quanh năm, đôi khi một ngày có tới 4 mùa (sáng mát mẻ như mùa Xuân; trưa hửng nắng như mùa Hạ; chiều se lạnh như Thu và đêm rét căm như ngày Đông).

Từ ngôi nhà sàn, anh Thụ (SN 1991, trưởng xóm Chiềng, Lũng Vân) chỉ tay ra ngọn núi phía xa cho biết: “Đến Lũng Vân mà chưa ghé thăm núi Nàng Tiên là một thiếu sót”.

Như lời anh nói, trên màu xanh bạt ngàn của núi rừng hình ảnh một ngọn núi có hình dáng đặc biệt hiện lên. Du khách dễ dàng nhận ra hình ảnh một cô gái có mái tóc dài đang nằm ngủ một cách yên bình.

“Cảnh sắc nơi đây trong lành nên giấc ngủ của nàng Tiên cũng nhẹ nhàng như vậy”, chàng trai người Mường giới thiệu với chúng tôi.

{keywords}
Thầy mo Bùi Văn Kình, 96 tuổi, người có công giữ “hồn” xứ Mường. Cụ từng tham gia đoàn binh Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng.

Cũng bởi vậy, dù cuộc sống còn khó khăn nhưng do đời sống tinh thần thoải mái, khí hậu trong lành, đây là một trong những nơi có tỉ lệ người sống thọ rất cao. Nhiều cụ ông, cụ bà sống qua một thế kỷ mà vẫn minh mẫn, khỏe mạnh. Họ như một niềm tự hào của vùng đất nơi này.

Đặc biệt, sau những con dốc cao như trêu người, du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi ở những mái nhà sàn lấp ló trên sườn đồi.

Ở đây, ta có thể ngồi nghe chuyện của những thầy mo được xem là người giữ “hồn” xứ Mường. Họ kể về ngày xưa, ngày mới “đẻ đất, đẻ nước” từ trưa đến tận chiều, khi mây đã dần lảng vảng phủ kín thung lũng…

Một số hình ảnh ở "nóc nhà" của người Mường:

{keywords}
Những ngôi nhà sàn thấp thoáng bên đồi.
{keywords}
Khi cha mẹ lên nương đi làm, những đứa trẻ chơi trước nhà.
{keywords}
Một ngôi nhà ở xóm Chiềng, Lũng Vân.
{keywords}
Người đàn ông rời nhà, bắt đầu một ngày làm việc.
{keywords}
Những mái nhà yên bình.
{keywords}
 
{keywords}
Những người đàn ông đang tham gia xây dựng một ngôi nhà mới ở Lũng Vân.

{keywords}
Những thuở ruộng dưới chân núi.

 

{keywords}
Một góc yên bình ở Lũng Vân.

Ngôi làng có 20 căn biệt thự Pháp cổ của các thương gia buôn lụa

Ngôi làng có 20 căn biệt thự Pháp cổ của các thương gia buôn lụa

Làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) có truyền thống dệt lụa, xuất khẩu lụa sang các nước hơn 100 năm nay. Hiện làng có 20 căn biệt thự Pháp cổ, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

An Nhân