Thế nhưng, sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng như khi chúng ta mường tượng.

Cũng bởi bản thân tôi đã cho rằng mình rất ổn khi dịch bệnh còn ở xa đâu đó, chưa chạm đến cuộc sống của bản thân. Để rồi khi dịch Covid-19 tràn đến như một làn sóng vô hình, làm thay đổi mọi thói quen thường nhật, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng khi hàng loạt các dịch vụ thiết yếu như chợ, siêu thị, các cửa hàng bách hóa cung cấp hàng hóa cho thành phố đều bị đóng cửa tạm thời.

Thêm vào đó, việc không thể ra ngoài trong nhiều ngày khiến tâm tư tôi nặng trĩu âu lo. Tôi thật sự không hề vững vàng như bản thân mường tượng. 

{keywords}
Người lao động ở TP.HCM được đi xe miễn phí về quê Phú Yên. Ảnh: Trương Thanh Tùng 

Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác được đến chợ sau nhiều ngày giãn cách bằng tấm phiếu quy định rõ giờ giấc mua sắm.

Dù đã chuẩn bị trước tâm lý nhưng tôi vẫn cảm thấy sốc vì giá thực phẩm, các loại rau củ tăng hơn thường lệ khá nhiều. Và rồi bị tác động bởi xu hướng chung của đám đông, tôi vẫn mua nhiều hơn dự định ban đầu, khi chứng kiến vô số người tay xách nách mang những hàng hoá về dự trữ trong nhà.

Cũng trên đoạn đường về, tôi nhìn thấy biết bao các anh chiến sĩ công an, đội dân phòng đứng gác ở các trạm kiểm soát hối thúc mọi người nhanh chóng về nhà.

Nhìn cảnh tượng ấy, tôi lại càng lo lắng và bất an. Vì hơn cả nỗi sợ bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào là nỗi lo đến một thời điểm nào đó, cái ăn và những sinh hoạt hàng ngày cũng trở nên xa xỉ.

Nhưng rồi khi về đến nhà, đợi cho cơn khủng hoảng qua đi, tôi bắt đầu bình tĩnh suy nghĩ. Việc công an dân phòng thường xuyên nhắc nhở, khiến chúng ta phải mua sắm với tâm lý khẩn trương cũng dễ lí giải.

Vì thực chất họ cũng chỉ đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ thôi. Bản thân tôi và những người chung quanh đang may mắn được cư trú ở “vùng xanh” khá an toàn. Sự an toàn ấy chẳng phải đều xuất phát từ nỗ lực của chính quyền địa phương hay sao?

Về vấn đề giá thực phẩm hơi đắt đỏ lại giúp tôi có ý thức tiết kiệm hơn, không lãng phí thức ăn như thời gian trước đây. Khoảng thời gian ở nhà khiến tôi nhận ra chúng ta không cần phải ăn quá nhiều thực phẩm. Đặc biệt là khi bạn thuộc kiểu người ít vận động, dễ bị tăng cân.

Bên cạnh đó, tôi cũng học cách tính toán cẩn thận hơn khi mua sắm, hạn chế ăn vặt, cố gắng mua thêm rau củ quả. Dường như chúng ta đã quá quen với một xã hội tiêu dùng, đầy đủ tiện nghi nên mới thấy khó thích ứng. Những ngày giãn cách đã khiến bản thân tôi nhận ra mình không cần phải sở hữu nhiều đến thế.

Người Trung Quốc có câu nói rất hay, giận dữ là nguồn gốc của trăm thứ bệnh, đại ý cảm xúc là nguyên nhân của vô số căn bệnh. Điều này đồng nghĩa rằng việc suy nghĩ tiêu cực, lo lắng hoặc bất an triền miên có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

Do đó, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, hướng bản thân đến những suy nghĩ tích cực.

Trong khoảng thời gian này, mỗi người chúng ta chỉ nên tập trung vào những điều mình kiểm soát được, học cách chấp nhận và vượt qua những khó khăn trước mắt. Hãy luôn giữ tâm mình bình an và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp phía trước, khi dịch bệnh qua đi.

Độc giả Huỳnh Như

Ở nhà 'mùa giãn cách': Lấy đâu ra thời gian để buồn

Ở nhà 'mùa giãn cách': Lấy đâu ra thời gian để buồn

Nhiều người than thở ở nhà mùa giãn cách tẻ nhạt, buồn chán, dễ stress nhưng thật ra, có vô vàn cách để hâm nóng cuộc sống ở trong nhà... tới mức chẳng còn thời gian để buồn!