1. Khi bạn bị lạm dụng trong mối quan hệ

{keywords}
 

Khi bạn bị lạm dụng trong một mối quan hệ, thứ cần ưu tiên hàng đầu là sự an toàn và hạnh phúc của riêng bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hoặc đang cố gắng rời bỏ kẻ kia, bạn nên thận trọng để không kích động sự hiếu chiến của hắn.

Bạn có thể cần nói dối về hành động, về các cuộc gọi của mình, thậm chí là cả các mối liên hệ khác nữa. Các quy tắc đạo đức trong một mối quan hệ không nên được khuyến khích khi bạn đang gặp nguy hiểm.

2. Khi đối phương hỏi về cảm xúc của bạn dành cho người khác

{keywords}
 

Đôi khi bạn sẽ muốn tránh trả lời những câu hỏi khó từ bạn đời vì nó có lợi cho mối quan hệ. Hầu hết ai cũng từng bị bạn đời hỏi: Em đã từng yêu ai nhiều hơn anh chưa? Em thấy anh ta có hấp dẫn không?. Nếu mối quan hệ của các bạn vẫn đang rất ổn, đừng ngần ngại trả lời “Không”. Sự thật sẽ chẳng có ý nghĩa gì ở đây cả.

Bạn có thể từng yêu ai đó nhiều hơn trong quá khứ, hoặc đôi khi bị ai đó làm cho “say nắng”, nhưng mối quan hệ hiện tại và cảm xúc hiện tại của bạn đời còn quan trọng hơn những điều đó.

3. Khi bạn nói lời chia tay

{keywords}
 

Nói lời chia tay chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Bạn cần tìm ra cách thông minh để đề cập đến chuyện này. Bạn không cần phải ca thán hay buộc tội đối phương để làm tổn thương người mà bạn từng yêu hoặc thích.

Bạn có thể nói những câu như “Không phải do anh, mà là do em”, hoặc nói rằng đây không phải là thời điểm thích hợp cho mối quan hệ. Điều đó sẽ giúp bạn giữ lại sự tôn trọng dành cho đối phương.

4. Khi bạn muốn dừng ‘cuộc chiến’ đang diễn ra

{keywords}
 

Khi 2 bạn không cùng chung quan điểm về một vấn đề gì đó, nó sẽ gây ra nhiều căng thẳng và xung đột. Bạn phải cân nhắc các lựa chọn và suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề mà bạn đang tranh cãi.

Nếu bạn muốn làm lành, hãy nói lời xin lỗi và giả vờ chấp nhận quan điểm của đối phương ngay cả khi bạn vẫn giữ quan điểm của mình.

5. Khi bạn được tặng một món quà hoặc được nấu cho một bữa ăn dở tệ

{keywords}
 

Vào những dịp đặc biệt, bạn có thể nhận được một món quà mà mình không hài lòng, hoặc được nấu cho một bữa ăn dở tệ. Nhưng tốt nhất, bạn đừng nên nói ra sự thật.

Hãy rộng lượng và tha thứ cho những lỗi lầm nhỏ bé để mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Hãy giả vờ là bạn thích nó. Đối phương đã đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc với mong muốn bạn sẽ hài lòng, vì thế đừng nên hủy hoại những nỗ lực ấy.

6. Khi bạn muốn hủy hẹn mà không có lý do chính đáng

{keywords}
 

Khi cuộc hẹn đã tới mà bạn không có tâm trạng tốt hoặc lúc đó bạn chỉ muốn gặp bạn bè, thật khó để thừa nhận điều đó. Bởi vì sự thật có thể làm tổn thương cảm xúc của đối phương. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên nghĩ ra một lý do chính đáng hơn để hủy hẹn, ví dụ như bạn phải làm việc muộn.

Đôi khi, chúng ta cần chút không gian riêng để giải quyết vấn đề cá nhân, cần thời gian để thư giãn. Đó là chuyện bình thường.

7. Khi bạn không thích lựa chọn của đối phương

{keywords}
 

Bạn đang hẹn hò với một người có gu ăn mặc và ngoại hình mà bạn rất thích, nhưng có một hôm nào đó họ diện trang phục không vừa mắt bạn chút nào. Bạn có thể nói sự thật và làm tổn thương họ, hoặc có thể chọn cách giữ lại suy nghĩ đó cho riêng mình và coi nó như một tai nạn.

Bạn không thể kiểm soát sự lựa chọn phong cách của đối phương, nhưng bạn có thể lựa chọn sự khôn ngoan cho mối quan hệ.

10 thói quen hàng ngày có thể giết chết mối quan hệ của bạn

10 thói quen hàng ngày có thể giết chết mối quan hệ của bạn

Dưới đây là những hành vi sẽ phá hoại mối quan hệ của bạn và những giải pháp để chúng ta hạn chế các tiêu cực.

Đăng Dương (Theo Bright Side)