Ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại luôn là đề tài tranh cãi của các cặp vợ chồng hai quê những ngày giáp Tết.

Với quan niệm 'thuyền theo lái, gái theo chồng' ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người Việt, thời khắc giao thừa, không ít chị em lấy chồng xa lặng lẽ gạt nước mắt, đau đáu nỗi nhớ về cái Tết ở nơi quê nhà với bố mẹ, người thân...

{keywords}
 

Chia sẻ vấn đề này với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân, chị Ngọc Liên, 34 tuổi, ở Hà Nội ngậm ngùi:

'Quê tôi ở Quảng Nam cách Hà Nội 900 cây số, lấy chồng đã 8 năm cũng là từng ấy năm tôi không được về quê đón Tết cùng bố mẹ. Chồng tôi thật ra không tệ nhưng bị phụ thuộc mẹ.

Nhà chồng trước giờ ăn Tết cầu kỳ và phức tạp. Mẹ chồng hầu như không bỏ qua một thủ tục lễ nghi nào. Đặc biệt, bà chú trọng đến việc làm cỗ, cơm cúng trong ba ngày Tết. Năm nào mâm cỗ cũng phải '8 bát, 8 đĩa' đúng theo truyền thống, đầy đủ sắc hương vị.

Là con dâu trưởng, tôi phải cáng đáng cùng mẹ chồng. Vì vậy, tôi xác định mấy ngày Tết là đầu tắt mặt tối, hầu như không rời khỏi bếp nói gì đến chuyện về quê ngoại đón Tết chi xa xôi...'.

Cũng bởi chuyện Tết nhà nội, nhà ngoại mà vợ chồng chị Mai, 28 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội 'chiến tranh lạnh' với nhau. Gần Tết mà không khí gia đình căng thẳng nặng nề.

Mọi năm Mai phải thuận theo ý chồng nhưng trong lòng ấm ức, cảm thấy không phục. Năm nay Mai quyết định làm 'cách mạng' cùng con gái khăn gói về quê ngoại ăn Tết, mặc cho chồng nổi giận đùng đùng: 'Lấy chồng thì phải theo chồng, truyền thống xưa giờ vẫn thế. Ai làm dâu cũng như cô, Tết bỏ về nhà mẹ đẻ thì còn ra cái thể thống gì nữa?'. 

Mai gay gắt cãi lại: 'Là anh ích kỷ thôi, chẳng có truyền thống nào dạy con gái lấy chồng thì bỏ luôn cả bố mẹ đẻ. Như thế là bất hiếu đấy. Sau này con gái anh lấy chồng cũng bị áp đặt y như vậy, Tết không bao giờ được thấy mặt con, anh có chạnh lòng không?'.

Mẹ chồng hay tin cô con dâu dám 'binh biến nổi loạn' sa sầm sắc mặt, chẳng nói chẳng rằng nhưng Mai lờ đi. Thấy Mai vẫn quyết tâm đến cùng, chồng cô lạnh lùng chốt một câu:

'Cô muốn đi đâu, về đâu tuỳ cô, đi luôn cũng được. Nhưng cấm dẫn con bé theo'.

{keywords}
 

Về vấn đề Tết nhà nội hay nhà ngoại, chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) chia sẻ một số giải pháp:

Được trở về đón một cái Tết trọn vẹn bên cạnh bố mẹ, người thân ruột thịt là điều mong ước của rất nhiều cô gái lấy chồng xa. Đây là mong muốn rất chính đáng và hợp lẽ. Vấn đề là giải quyết sao cho khéo léo tránh làm mối quan hệ vợ chồng bị rạn nứt.

- Trước hết vợ và chồng đều phải coi bố mẹ hai bên như bố mẹ đẻ của mình, quan tâm, đối đãi chân thành không phân biệt. Tết nhà nội hay nhà ngoại đều là gia đình. Vì vậy vợ chồng đều cần có trách nhiệm và bổn phận như nhau.

- Vợ chồng bàn bạc, lên kế hoạch trước cho những ngày lễ, Tết. Đặt mình vào vị trí của nhau, nghĩ cho nhau một chút, làm sao đưa ra giải pháp chung để cả vợ và chồng đều hài lòng vừa ý và theo điều kiện thực tế.

Những gia đình gần nhau có thể phân chia ngày nghỉ để về được cả nhà nội, ngoại. Nếu ở xa thì luân phiên một năm ăn Tết nhà nội, một năm ăn Tết nhà ngoại, cái Tết nào cũng trọn vẹn, đầm ấm.

- Nếu trở ngại đến từ phía mẹ chồng, người chồng nên giải thích và thuyết phục mẹ để mẹ hiểu và thông cảm cho vợ mình. Chỉ cần người chồng đừng thiên vị, thu xếp mọi chuyện hợp tình hợp lý và công bằng cho đôi bên thì ắt sẽ không thấy khó.

- Trường hợp không có tiếng nói chung thì chị em nên bình tĩnh nhường nhịn, đợi thời điểm thích hợp hơn tìm cách thuyết phục. Tránh tranh cãi leo thang, hoặc vùng lên mang con bỏ về nhà ngoại.

Con gái lấy chồng xa về ăn Tết cùng bố mẹ là một điều tốt nhưng khi về vợ chồng vui vẻ, thuận tình thì bố mẹ mới vui, bằng không bố mẹ sẽ canh cánh trong lòng lo lắng cho hạnh phúc của con.

Chưa về nhà chị gái ăn Tết, tôi đã bị anh rể nhắn tin tâm sự

Chưa về nhà chị gái ăn Tết, tôi đã bị anh rể nhắn tin tâm sự

 Còn không đầy hai tuần nữa là đến Tết Nguyên đán rồi. Khác với mọi năm, năm nay, tôi sẽ về nhà chị gái, cách Sài Gòn hơn 100 km đón Tết.

Ngọc Mai (ghi)