Ý tưởng về một ngày lễ dành cho đàn ông được hình thành vào tháng 2 năm 1991, được đề xuất một năm sau đó bởi một người có tên là Thomas Oaster.
Tuy nhiên mãi đến năm 1999, Ngày Quốc tế Nam giới mới chính thức được tổ chức lần đầu tại Trinidad và Tobago bởi Tiến sĩ Jerome Teelucksingh.
Ông chọn ngày 19/11 để tưởng nhớ đến sinh nhật của người cha và đồng thời kỉ niệm những nỗ lực phi thường trong việc giành vé đến vòng chung kết Worldcup của đội tuyển bóng đá nam Trinidad và Tobago ngày 19/11/1989.
Tiến sĩ Teelucksingh cho rằng ông và các cộng sự đang đấu tranh cho bình đẳng giới, từng bước loại bỏ những hình ảnh tiêu cực gắn liền với nam giới trong xã hội.
Mục đích của Ngày quốc tế nam giới là tập trung vào sức khỏe của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và làm nổi bật vai trò của nam giới.
Đây là dịp để nam giới nêu bật sự phân biệt đối xử với họ và để kỷ niệm những thành tựu và đóng góp của mình, đặc biệt là đóng góp đối với cộng đồng, gia đình, hôn nhân và chăm sóc con cái.
Ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam ngày Quốc tế Nam giới vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Có lẽ ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người là việc đấu tranh cho bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ, những người vận động bình đẳng giới là những nhà nữ quyền.
Tuy nhiên thực tế, cũng như nữ giới, nam giới đang chịu rất nhiều áp lực từ xã hội, họ cần được thông cảm và tôn vinh.
Người thầy liệt 2 chân đem “tinh thần lính” làm nên điều kỳ diệu
- “Chặng đường nào cũng có khúc trơn trượt và nguy hiểm. Để đến được nơi cần đến, dù bạn là ai thì điều quan trọng là bạn cần phải vượt qua chính mình”.
Nam Phương (tổng hợp)