Khá quen thuộc với người dân nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế, nhưng với người dân Hà Nội, hoa bún lại là loại cây rất hiếm. Vì vậy cứ đến mùa hoa nở rộ, vào khoảng tháng 4, nhiều người lại tìm đến thưởng lãm.

{keywords}
 Cây hoa bún (còn có tên cây hoa màn màn hay bạch hoa) nằm trên phố Đình Thôn, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm đang nở rộ hoa màu trắng khiến nhiều người ngỡ ngàng với vẻ đẹp lạ lùng.
{keywords}
Theo các cụ cao niên sống ở làng Đình Thôn, cây hoa bún được trồng cách đây chừng 300 năm. Xung quanh gốc cây được bảo vệ bằng hàng rào, phía trong có ban thờ thần linh cây cổ thụ.
{keywords}
Cây bún thường ra hoa vào khoảng tháng 4 - 6, tùy điều kiện khí hậu nơi sống mà thời gian ra hoa có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Cụm hoa ở đầu cành, mang nhiều hoa to màu trắng hay trắng sữa, đôi khi ngả màu vàng cam.
{keywords}
Cây bún có nguồn gốc ở Nhật Bản, Australia, phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc (có nhiều ở Quảng Đông, Hải Nam, gọi là cây Ngư mộc), Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một ít ở các đảo Nam Thái Bình Dương.
{keywords}
Bị thu hút bởi vẻ đẹp của hoa bún, nhiều người đã dừng lại để chụp ảnh, thưởng lãm. Không rõ vì lý do gì mà cây bún thường được trồng gần với các đền đài, chùa, miếu.
{keywords}
Ở các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế..., cây hoa bún rất quen thuộc với người dân, nhưng tại Hà Nội không nhiều người biết về cây này.
{keywords}
Cụm hoa bún nằm ở đầu cành, mang nhiều hoa to màu trắng hay trắng sữa, đôi khi ngả vàng cam, mỗi hoa mang từ 13 - 18 nhị dài đến cả chục cm, tua nhị đỏ hay tím. Khi hoa nở, các nhị tua tủa trước những cánh hoa trông tựa con nhện, nên cây Bún có tên tiếng Anh là Spider Tree (cây con nhện).
{keywords}
Trong điều kiện đất đủ ẩm, tầng đất dày, độ màu mỡ cao, hoa nở khi cây còn đầy lá, tạo thành từng mảng trắng trên nền xanh của tán lá trông đẹp mắt. Ngược lại, ở vùng đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng, cây bún ra hoa khi cành đã trút gần hết lá, khiến cho toàn cây mang một vòm trắng xóa hoặc một vòm trắng sữa điểm phớt màu vàng cam.
{keywords}
Từ lâu, nhiều nơi ở miền nam Trung Quốc và vùng Đông Nam Á, người ta đã chọn cây bún làm cây cảnh quan. Ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cây thường được trồng ở các đền, chùa... nên nó cũng được gọi tên là Temple Plant.
{keywords}
Một người dân ghi lại vẻ đẹp của cây hoa bún.
{keywords}
Đẹp và lạ, cứ đến mùa hoa, nhiều người đi qua đều dừng lại thưởng lãm, chụp ảnh.
{keywords}
Ở Ấn Độ, quả cây bún được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm dịu và chống viêm nhiễm... Vỏ quả dùng trong điều trị rối loạn chức năng hệ tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, đau và nóng rát trong chứng tiểu rắt, sỏi thận và bàng quang... Một số tài liệu cây thuốc ở Việt Nam có công bố vài loài bún tương cận, có tên khoa học là Crateva nurvala và Crateva unilocularis, với những tác dụng tương tự loài trên.

 Lê Anh Dũng

Khu vườn ‘kỳ hoa dị thảo’ của lão nông Sài Gòn

Khu vườn ‘kỳ hoa dị thảo’ của lão nông Sài Gòn

Khu vườn rộng hơn 1ha được phủ kín bởi hàng trăm loài “kì hoa dị thảo”. Tất cả những cây cảnh độc, lạ này đều do người chơi nhập về từ nước ngoài.