1. Sơn móng tay và dung dịch tẩy sơn móng tay
(Nguồn: Pixabay) |
Trong thành phần chính của sơn móng tay và dung dịch tẩy sơn móng tay có chứa cồn isopropyl và ethyl acetate, là hai chất rất dễ bắt lửa. Bởi vậy, bạn nên bảo quản các sản phẩm làm móng của mình ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
2. Các loại bột
(Nguồn: Pexels) |
Bản thân các phân tử bột chỉ cỡ hạt bụi này đã rất dễ bắt lửa. Khi lơ lửng trong không khí, chỉ cần một phân tử tiếp xúc với mồi lửa và bị cháy, ngọn lửa sẽ ngay lập tức lan ra tới hàng triệu phân tử khác xung quanh và phát nổ.
Hiện tượng này được gọi là vụ nổ bụi. Vì vậy, bạn cần chú ý không được để bất kỳ mồi lửa nào xung quanh khi sử dụng các loại bột như bột mì, bột năng...
3. Nấu ăn trên bếp bẩn
(Nguồn: Depphotos) |
Giữ cho bếp nấu ăn luôn sạch sẽ là một điều rất quan trọng. Dầu, mỡ và cặn bẩn có thể bốc cháy chỉ trong vài giây khi tiếp xúc với mồi lửa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới hỏa hoạn.
4. Máy tính xách tay và các phụ kiện điện tử
(Nguồn: Pexels) |
Sạc máy tính xách tay qua đêm là một thói quen phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm. Pin bị sạc quá lâu, bị ướt hoặc bị hỏng là một trong những nguy cơ gây hỏa hoạn. Để phòng tránh, bạn nên tránh sạc laptop qua đêm hoặc cắm sạc liên tục trong nhiều giờ.
5. Đồ thủy tinh dưới ánh nắng mặt trời
(Nguồn: Depphotos) |
Đồ thủy tinh, gương hoặc thậm chí là bể cá và cốc nước có thể tập trung ánh mặt trời bị phân tán vào một điểm nhỏ. Chỉ cần khoảng 50-60 giây, một ngọn lửa có thể bùng lên từ điểm đó và có thể khiến các vật ở gần như rèm, giấy hoặc quần áo bắt lửa. Để tránh điều này, hãy để những đồ thủy tinh tránh ánh nắng trực tiếp.
6. Tinh dầu massage dính trên khăn tắm
(Nguồn: Depphotos) |
Hãy cẩn thận khi giặt khăn tắm bị thấm tinh dầu massage. Đôi khi máy giặt không thể loại bỏ tinh dầu dính trên khăn tắm, bởi vậy khi cho khăn tắm bị dính dầu vào máy sấy quần áo, chúng sẽ bốc cháy. Tốt hơn hết là bạn nên phơi chúng cho khô thay vì sấy trong máy sấy.
7. Băng phiến
(Nguồn: Depphotos) |
Băng phiến thường được làm bằng naphthalene hoặc 1,4-dichlorobenzene, cả hai đều là chất dễ cháy. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều với băng phiến có thể dẫn tới bệnh thiếu máu, mù lòa và thậm chí là ung thư bởi naphthalene là một chất gây ung thư.
8. Bình xịt phun sương
(Nguồn: Depphotos) |
Bình xịt phun sương thường được sử dụng để khử mùi, nấu ăn và làm sạch. Chúng chứa khí nén hydrocacbon, một hợp chất rất bắt lửa thường được tìm thấy trong dầu thô, xăng, và khí tự nhiên.
Nhiệt độ sôi của hydrocarbon thấp hơn một chút so với nhiệt độ phòng, bởi vậy, những bình xịt này không nên được để gần lửa hoặc những nơi có nhiệt độ cao.
9. Quả bóng bàn
(Nguồn: Depphotos) |
Mặc dù vật liệu chính của quả bóng bàn đã thay đổi từ celluloid sang nhựa cách đây vài năm, vẫn có một số nơi bán bóng bàn làm bằng celluloid.
Vật liệu này rất dễ bắt lửa, vì vậy hãy cẩn thận khi chơi bóng bàn dưới thời tiết nắng nóng và đảm bảo chúng được cất giữ ở nơi thoáng mát.
10. Chất tẩy rửa và nước xả vải
(Nguồn: Depphotos) |
Hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng không chỉ độc hại mà còn có thể bắt lửa. Nếu có thể, bạn nên thay thế chúng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, vừa để bảo đảm sức khỏe cho gia đình bạn và cũng là để giữ an toàn cho ngôi nhà.
11. Quạt thông gió trong phòng tắm
(Nguồn: Depphotos) |
Nếu quạt thông gió trong phòng tắm không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, chúng có thể trở thành một trong những nguy cơ gây ra hỏa hoạn.
Bụi bẩn tích tụ có thể làm tắc cánh quạt, khiến động cơ phải hoạt động mạnh hơn để đạt công suất, từ đó dễ dẫn tới quá tải và bị nóng. Một nguyên nhân khác khiến động cơ quạt bị nóng là do liên tục hoạt động trong nhiều giờ.
12. Nước rửa tay bằng cồn
(Nguồn: Shutterstock) |
Nước rửa tay dạng lỏng hay dạng gel đều rất dễ cháy bởi thành phần của chúng bao gồm rượu etylic rất dễ bắt lửa. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nước rửa tay trước khi đi nấu ăn hoặc sử dụng bất cứ vật gì tạo ra lửa.
Diệu Linh (Theo Brightside)
Những thói quen xấu bạn cần loại bỏ ngay lập tức
Ăn để giảm căng thẳng, cắn móng tay mỗi khi lo lắng, xem ti vi quá nhiều, hẹn hò với người không phù hợp… là những thói quen xấu bạn nên loại bỏ.