1.  Úa lá hoàn toàn

{keywords}
 
{keywords}
 

Vàng lá hoàn toàn là dấu hiệu của quá trình sinh trưởng và lão hoá của cây, không liên quan đến việc cây bị sâu bệnh. Vì thế, bạn không cần phải cố cứu chúng. Tuy nhiên, lá vàng cũng khiến cây tốn nhiều năng lượng, nên tốt nhất là bạn nên cắt bỏ lá hỏng đi.

2. Úa đầu lá

{keywords}
 

Đây thường là dấu hiệu của việc cây không được cung cấp đủ nước. Có 3 nguyên nhân có thể xảy ra: một là bạn không tưới đủ nước; hai là chất lượng đất không tốt, dẫn đến không giữ đủ nước cho cây; ba là rễ cây có thể đã bị hỏng do ngập nước từ trước hoặc do chậu quá nhỏ.

{keywords}
 

Cách xử lý: Nếu bạn không ở nhà thường xuyên, có một vài mẹo nhỏ sau đây để cây vẫn nhận được đủ lượng nước.

Một là đặt một miếng bọt biển ướt dưới đáy chậu. Nó sẽ giúp hấp thụ lượng nước dư thừa hoặc sẽ cung cấp thêm nước cho cây khi thiếu nước.

Hai là chôn một chai nước có đục lỗ nhỏ vào đất. Cây sẽ nhận được nước từ đó khi cần.

3. Úa lá ở giữa

{keywords}
 
{keywords}
 

Đó là dấu hiệu của cây thừa nước, gây ra nấm đất. Ban đầu lá sẽ vàng ở giữa, sau đó lan ra toàn bộ lá.

Cách xử lý: Hãy đặt chiếc túi giấy lọc cà phê quanh chậu để thấm nước thừa.

4. Những chiếc lá phía dưới chuyển sang màu vàng

{keywords}
 
{keywords}
 

Nếu cây đã trưởng thành, những chiếc lá này sẽ chuyển sang màu vàng rồi tự rụng. Tuy nhiên, nếu một loạt lá phía dưới bị vàng, đó là một dấu hiệu khác. Có thể nguyên nhân do môi trường như: quá râm mát, nhiệt độ quá lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột, hạn hán. Hãy kiểm tra vị trí đặt cây và điều chỉnh hợp lý.

Bạn cần lưu ý là thực vật thích nghi với môi trường xung quanh khá chậm. Vì thế, nếu bạn muốn đổi vị trí, hãy cho nó làm quen dần dần bằng cách chuyển cây sang vị trí mới khoảng 1 giờ/ngày, sau đó tăng dần lượng thời gian lên cho đến khi cây thích nghi được.

5. Đốm nâu sẫm và úa vàng quanh viền lá

{keywords}
 
{keywords}
 

Đó là dấu hiệu của việc cây nhận quá nhiều ánh nắng mặt trời.

Khi thấy các đốm nâu lan rộng, bạn cần cách ly chậu cây ngay lập tức để ngăn nấm lây lan sang các cây khác. Hãy loại bỏ những lá đã bị nấm và để cho cây tự phục hồi.

6. Không có màu xanh ở ngọn lá

{keywords}
 
{keywords}
 

Màu lá xanh nhạt, thậm chí chuyển sang màu vàng cộng với sự phát triển chậm có thể là do cây thiếu chất dinh dưỡng. Đã đến lúc bạn cần bón phân cho cây.

Bạn cũng có thể bón thêm vỏ trứng hoặc tưới cây bằng nước luộc trứng để bổ sung canxi và kali cho cây.

7. Lá quá nhỏ

{keywords}
 
{keywords}
 

Lá nhỏ là dấu hiệu cây cần thêm ánh sáng mặt trời. Nếu đúng là cây của bạn đang ở chỗ tối thì bạn cần di chuyển nó tới nơi gần cửa sổ.

Trong trường hợp cây đã ở một vị trí đầy nắng mà lá vẫn nhỏ, có thể bạn cần làm sạch cây. Một lớp bụi trên lá sẽ cản ánh sáng và làm giảm khả năng quang hợp của cây.

8. Xoăn lá

{keywords}
 
{keywords}
 

Một số loại cây trồng trong nhà phổ biến tới từ các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới – nơi chúng phát triển mạnh dưới những lớp bụi ẩm ướt của một khu rừng lớn. Khi vào môi trường có độ ẩm không khí quá thấp, nó thường có dấu hiệu xoăn lá.

Cách xử lý: Di chuyển cây ra khỏi những vị trí gần lò sưởi hoặc lỗ thông gió.

7 loài cây vừa rực rỡ vừa chống được sâu bệnh nên trồng trong vườn

7 loài cây vừa rực rỡ vừa chống được sâu bệnh nên trồng trong vườn

Những loài cây và hoa này sẽ giúp bạn tốn ít công chăm sóc khu vườn.

Đăng Dương (Theo Bright Side)