{keywords}
 

Trong thời gian giãn cách, để hạn chế việc đi lại, nhiều gia đình mua số lượng lớn thực phẩm sau đó cấp đông để lưu trữ.

Thực phẩm được bảo quản đông lạnh khi dùng sẽ phải thực hiện công đoạn rã đông. Vậy rã đông cách nào an toàn, thực phẩm vẫn ngon và không bị mất chất dinh dưỡng? 

Dưới đây là những gợi ý:

Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh

Cách rã đông thịt an toàn nhất là bỏ nguyên túi thịt, cá từ ngăn đông xuống ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là mất nhiều thời gian. Thông thường mọi người để thực phẩm cần rã đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm để có thể sử dụng vào ngày hôm sau.

Đối với thực phẩm đông lạnh có khối lượng lớn như gà nguyên con, thịt tảng, việc rã đông sẽ lâu hơn nên bạn cần tính toán thời gian để bỏ thực phẩm xuống ngăn mát cho hợp lý.

Ngoài ra để nước từ thực phẩm đông lạnh không chảy làm bẩn tủ, bạn nên để thực phẩm vào hộp hoặc bát đựng.

Rã đông thực phẩm bằng nước lạnh

{keywords}
 

Rã đông thực phẩm bằng ngăn mát tủ lạnh là cách làm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng nhất nhưng nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể chọn cách rã đông bằng nước lạnh.

Với cách này, bạn cần bọc kín thực phẩm trong túi nhựa và ngâm trong nước lạnh. Lưu ý không để túi bị rách, không khí và nước ngấm vào sẽ khiến thực phẩm bị chảy nước, vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay.

Rã đông bằng lò vi sóng

Lò vi sóng giúp rã đông thực phẩm rất nhanh, chỉ trong vài phút, nhưng cần nhớ là phải chế biến ngay. Nhiều người có thói quen sau khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng, không dùng hết lại cất ngăn đá. Lúc này vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và thực phẩm chế biến sau đó sẽ mất đi hương vị tươi ngon.

Một điểm cần chú ý khi rã đông bằng lò vi sóng chính là thời gian và nhiệt độ. Nếu để nhiệt độ quá thấp thì thực phẩm sẽ rã đông chậm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Còn nếu để nhiệt độ quá cao thì bên lớp ngoài thực phẩm sẽ bị chín trong khi phần bên trong vẫn bị đông đá. Vì thế điều quan trọng là phải căn đúng thời gian và khối lượng thực phẩm để chọn nhiệt độ phù hợp.

Những lưu ý khi rã đông thực phẩm

1. Không để thực phẩm ở nhiệt độ thường

Rất nhiều người rã đông bằng cách để thực phẩm ra nhiệt độ thường. Đây là cách làm sai lầm vì khi ở nhiệt độ thường, thậm chí thời tiết lạnh mùa đông thì thực phẩm vẫn dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hư hỏng.

2. Không rã đông thực phẩm trong nước nóng

Nước nóng có thể giúp quá trình rã đông thực phẩm trở nên nhanh chóng hơn. Nhưng nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm rã đông. Nó còn giúp vi khuẩn phát triển nhanh và phá huỷ thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

3. Không tái đông lạnh thực phẩm đã rã đông

Một sai lầm mà nhiều người thường mắc là khi không dùng hết phần thịt đã rã đông lại cho vào tủ đông. Cách làm này thật sự không an toàn vì thịt sau khi rã đông rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, việc cho vào ngăn đông sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi, chất lượng thực phẩm giảm và khi dùng dễ bị ngộ độc.

4. Khi rã đông xong, cần chế biến ngay

Nguyên nhân là nếu để miếng thịt đã rã đông ở nhiệt độ khoảng 20 độ C trong vài giờ thì có thể có tới 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thịt, theo Sohu. Như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu đem sử dụng.

Hơn nữa khi để lâu sản phẩm rã đông ở bên ngoài, các vi chất vitamin và hương vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Linh Giang (tổng hợp)

Mẹo bảo quản gừng, tỏi, ớt cả tháng không hỏng

Mẹo bảo quản gừng, tỏi, ớt cả tháng không hỏng

Gừng, tỏi ớt mua về nếu không biết bảo quản thường rất nhanh hỏng, gây lãng phí. Chị em hãy chuẩn bị thêm 1 chiếc túi rồi làm theo cách này, đảm bảo để cả tháng vẫn tươi nguyên.