Vào mùa hè năm 1985, có một tên sát nhân đã gây ra nỗi sợ hãi cho người dân bang Kentucky (Mỹ). Tôi ác của hắn bắt đầu với việc bắt cóc, sát hại cô gái 17 tuổi xinh đẹp Sharon Faye Smith ngay trước cửa nhà. Sau những màn thách thức cảnh sát, cuối cùng tên sát nhân cũng bị lật tẩy bởi một chi tiết không thể ngờ tới.

Bản di chúc bí ẩn của thiếu nữ xinh đẹp bị bắt cóc: Cái chết đau đớn - 1
 

Bản di chúc do chính tay Sharon Faye Smith viết được gửi đến cho gia đình cô.

Tên sát nhân xảo quyệt

Khi kẻ bắt cóc gọi điện tới khẳng định Sharon Faye Smith vẫn khỏe mạnh và thông báo hắn sẽ thả cô sớm, gia đình Smith đã nhen nhóm hy vọng con gái họ còn sống quay về.

Năm ngày kể từ khi Smith biến mất, kẻ bắt cóc lại gọi điện thoại cho mẹ và chị gái cô. Sáng hôm sau, hắn tiếp tục gọi điện thoại một lần nữa. Lần này, hắn để lại chỉ dẫn đi đến một ngôi nhà. Gia đình Smith đã rất mừng vì nghĩ rằng tên bắt cóc đã thực hiện đúng lời hứa. Thế nhưng, mọi hy vọng của họ đã sụp đổ hoàn toàn. Khi cảnh sát đến, họ tìm thấy xác của Smith đã phân hủy, trên người mặc bộ quần áo lần cuối cùng được nhìn thấy.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cô gái chết vì ngạt thở chỉ khoảng 12 tiếng sau khi bị bắt cóc. Cảnh sát tin rằng những hành động vừa qua của kẻ bắt cóc chỉ nhằm kéo dài thời gian để xác chết phân hủy và như vậy, các bằng chứng sẽ bị xóa đi, gây khó dễ cho quá trình điều tra vụ án. Cảnh sát biết rằng họ đang phải đối phó với tên sát nhân xảo quyệt.

Ngay sau khi nhận được cuộc gọi đầu tiên của kẻ bắt cóc, cảnh sát đã bắt đầu tập trung phân tích. Họ cho rằng chất giọng khá thô và trầm này thuộc về một người đàn ông trẻ, có học thức. Do giọng nói đã bị bóp méo bằng thiết bị điều chỉnh tốc độ âm thanh, cảnh sát kết luận rằng người này có khả năng hiểu biết về lĩnh vực điện tử.

Với cuộc gọi thứ hai, cảnh sát đã lần ra được địa điểm của kẻ phạm tội. Hắn ta đã sử dụng một buồng điện thoại công cộng ở trung tâm Lexington để gọi đến cho gia đình Smith. Tuy nhiên, do công nghệ những năm 80 còn nhiều hạn chế nên để lần theo và đến được địa điểm gọi điện, cảnh sát phải mất ít nhất 15 phút nên khi họ đến nơi, kẻ bắt cóc đã rời khỏi đó. Tất cả các cuộc gọi đều được hắn lên kịch bản kỹ lưỡng.

Vụ án mạng thứ hai

Sau đám tang của Sharon Smith, tên bắt cóc gọi điện một lần nữa thách thức gia đình nạn nhân và cảnh sát. Hắn mô tả việc gây án, rằng đã dùng súng uy hiếp, bắt cóc, cưỡng hiếp và cuốn băng dính lên đầu khiến Sharon ngạt thở. Gia đình Smith tuy rất đau khổ trước cái chết khủng khiếp của con gái mình nhưng vẫn cố gắng nghe hết, hy vọng có thể giúp ích cho cuộc điều tra. Tuy nhiên, điều này vẫn không đem lại nhiều kết quả.

Ngày 14/6/1985, vài tuần sau cái chết của Smith, tên sát nhân lại gọi đến một lần nữa. Tuy nhiên lần này, hắn không còn nhắc đến nữ sinh 17 tuổi nữa mà nhắc đến một cái tên khác là Debra May Helmick.

Cảnh sát nhanh chóng tìm ra Debra May Helmick là một cô bé 10 tuổi. Hàng xóm nhìn thấy một chiếc ô tô lạ đột ngột dừng lại, một người đàn ông bước xuống và nhanh chóng kéo Helmick lên xe khi cô bé đang chơi cùng vài đứa trẻ khác rồi phóng đi. Tất cả diễn ra quá nhanh khiến không ai kịp phản ứng.

Tương tự với Sharon, kẻ bắt cóc cũng đưa ra một địa chỉ và khi cảnh sát tới họ cũng chỉ tìm thấy xác cô bé đã phân hủy nhiều ngày. Do gia đình bé Debra không có điện thoại nên vụ án này không có manh mối để điều tra. Các nhà điều tra nhận ra họ đang phải đối mặt với một kẻ giết người hàng loạt thích trêu đùa cảnh sát.

Dựa vào các nghiên cứu tội phạm, các nhà điều tra đoán rằng thủ phạm có thể là người bị rối loạn hành vi, nghiện rượu nặng, rất hào hứng khi nói về chuyện giết người. Tuy nhiên, những suy đoán về thủ phạm chỉ dừng lại tại đó khiến cuộc điều tra rơi vào bế tắc cho đến khi cảnh sát tìm thấy một manh mối vô cùng quan trọng.

(Còn nữa)

32 ngày cách ly ở Campuchia và Sài Gòn của em bé 10 tháng tuổi

32 ngày cách ly ở Campuchia và Sài Gòn của em bé 10 tháng tuổi

Lần thứ nhất, New New cách ly cùng mẹ ở Campuchia 15 ngày. Trở về Sài Gòn, em cùng mẹ đến KTX Đại học Quốc gia TP.HCM cách ly 17 ngày nữa.  

Theo Dân Việt