Nhưng dường như quá hài lòng với lối sống du mục, đến nay cặp đôi đã sống trong rừng tới 10 năm mà chưa chịu trở về.

‘Nghe có vẻ đáng sợ nhưng tôi thấy cuộc sống hoang dã thoải mái như ở nhà’ - Miriam, tác giả cuốn hồi ký ‘Người phụ nữ hoang dã’ chia sẻ.

Sinh ra ở Hà Lan, cô nói thích lối sống tự do mà không phải nghĩ gì đến thời gian.

{keywords}
Miriam làm nhiệm vụ đi săn, còn Peter phụ trách nấu nướng.

Ý tưởng kỳ lạ này đến với họ khi còn ở Ấn Độ cách đây 14 năm - lúc ấy Peter 52 tuổi, còn Miriam mới 22. Peter khi ấy là một nông dân chăn cừu, người trồng cây, một giảng viên đại học. Còn Miriam với sức trẻ của mình thì thích khám phá thế giới.

Họ cùng nhau đi du lịch suốt vài năm trước khi chuyển tới nhà của Peter ở New Zealand.

Năm 2010, họ bán gần như tất cả tài sản, bắt đầu cho một cuộc sống ở vùng nông thôn rộng lớn, hẻo lánh.

Miriam mang theo một con dao lớn và cô cũng biết sử dụng khẩu súng trường Steyr Mannlicher nhưng tiếc là cô không được phép sử dụng nó. Không có điện, thiết bị công nghệ hay đồng hồ, họ tưởng rằng mình sẽ trải nghiệm cuộc sống ấy trong vòng 1 năm.  

‘Chúng tôi ngủ khi mệt, thường là lúc mặt trời lặn. Và khi tiếng chim hót đầu tiên cất lên, chúng tôi thức dậy’ – cô kể.

‘Chúng tôi ăn khi đói, không cần biết ngày tháng hay cuối tuần’.

Từ bỏ cuộc sống hiện đại là một quyết định khó khăn với Miriam và Peter nhưng cô nói nó rất xứng đáng. Hiện tại, cô cảm thấy có mối liên kết với cuộc sống tự nhiên mà trước đây cô chỉ là người quan sát.

{keywords}
Miriam sử dụng tốt cung và súng trường.

Để chuẩn bị cho cuộc sống hoang dã, ngày nào Miriam cũng tập bắn cung trong suốt 1 năm trời. Họ quyết định phân chia nhiệm vụ: Miriam đi săn, còn Peter nấu nướng.

Nhưng mọi việc đã không diễn ra như dự kiến.

Kỹ năng bắn cung của Miriam đã đạt đến trình độ xuất sắc, nhưng việc tìm được động vật để nhắm mục tiêu lại là một việc khó. Thực tế khắc nghiệt đến mức cô phải ăn chay.

Cô cũng từng động viên mình rằng ‘không có con vật nào phải chết vì mình’. Nhưng khi không ăn thịt, họ bị lạnh đến mức giảm cân và vào mỗi buổi sáng, họ thức dậy với cái bụng đói cồn cào.

Sau một thời gian, họ lại quyết định phải bắt đầu lại cuộc săn lùng động vật.

Món thịt đầu tiên của họ là một con chồn nhờ đặt bẫy. Cô cảm thấy kinh khủng khi phải giết nó, nhưng rồi lại chấn tĩnh rằng loài vật này có hại và được chính phủ khuyến khích săn bắt.

Một lợi ích khi ăn thịt động vật hoang dã là chúng mang lại rất nhiều năng lượng - một thứ rất cần cho cuộc sống hoang dã.

{keywords}
 

Sau nhiều năm trong hoang dã, hiếm khi dùng những sản phẩm như trà hay bột mì, Miriam nói rằng cô không còn giống như ngày xưa nữa. ‘Cuộc sống hoang dã đã làm tôi thay đổi rất nhiều’.

Từ một người cảm thấy rất lo lắng khi phải sống một mình, cô trở nên tự tin vào việc mình có thể sống độc lập rất tốt.

Dành 6 năm sống trong rừng sâu của New Zealand, cặp đôi lại dành thêm 3 năm đi vòng quanh châu Âu, trong đó có nhiều tháng đi bộ.

Sau đó, họ lại quyết định quay trở về New Zealand để ‘dựng trại’ thêm một lần nữa.

‘Chúng tôi ngủ dưới một cái cây lớn, lấy cành của nó làm mái che và lớp rêu dày bên dưới giống như một tấm thảm’.

‘Con sông gần đó sẽ cung cấp nước uống và luôn có một làn gió mát mang lại không khí trong lành’.

{keywords}
Cặp đôi đã sống hoang dã được 10 năm.

Thỉnh thoảng, họ có quay trở lại thế giới hiện đại để gửi email, mua một số đồ dùng hoặc để viết sách. Peter không cho rằng như thế là lừa đảo.

Điều gì sẽ xảy ra nếu họ chia tay?

Miriam nói rằng cô sẽ cố gắng kiếm một bạn đồng hành khác, còn Peter thì nói rằng ‘tôi sẽ chết thôi’. Nhưng không ai trong số họ muốn quay trở về với thế giới hiện đại nữa.

Và có một thực tế rằng họ vẫn dùng đến tiền tiết kiệm nhưng rất ít - khoảng 2.600 bảng mỗi năm, chủ yếu là để mua đồ ăn.

Những thông tin chưa biết về "cậu bé sống cô độc trong rừng" ở Tuyên Quang

Những thông tin chưa biết về "cậu bé sống cô độc trong rừng" ở Tuyên Quang

Theo bác họ của cậu bé chia sẻ thì từ hôm bố Khuyên mất, bà nội em cũng về thăm cháu mấy lần nhưng chỉ chớp nhoáng rồi đi.

Nguyễn Thảo (Theo The Guardian, ABC)