- Năm nào cũng vậy, dịp tết Nguyên Đán, người dân khắp cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn - Yên Bái) mở hội mừng xuân từ mồng 1 đến 15 tháng Giêng. Các thôn bản tuần tự mở hội múa xòe trong tiếng ngân vang của chiêng trống.

Múa xòe là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phổ biến của công đồng người Thái ở Tây Bắc. Người Thái thường tổ chức trong các hội mừng xuân, hội mừng mùa và trong đám cưới hỏi.

{keywords}
Chỉ một chiếc trống cùng chiếc thùng phuy rỗng, các bà, các cô người Thái ở bản Xa, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (nằm trong cánh đồng Mường Lò, vựa lúa lớn thứ 2 các tỉnh Tây bắc) đã có thể say mê với điệu xòe truyền thống bất kể lúc nào hứng thú.
{keywords}
Trong niềm hân hoan cùng điệu xòe, chiếc chậu thủng đáy cũng có thể thay thế chiếc chiêng đồng không thể thiếu trong các hội xòe. Trưởng bản Xa, Đồng Văn Thảo cho biết: "Trong dịp Tết, khắp các thôn bản tự tổ chức hội xòe, địa điểm thường được chọn là những bãi đất trống".
{keywords}
Vùng Mường Lò là nơi sinh sống của các dân tộc Thái, Tày, Mường, Kinh.... Khu vực quanh thị xã Nghĩa Lộ tập trung đông người Thái nhất. Người Thái quan niệm, "không xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ" nên cứ dịp Tết đến, xuân về khắp cánh đồng Mường Lò diễn ra hội xòe.
{keywords}
Trên bãi đất trống, người dân ở bản Pắc Xổm, xã Phù Nham (Văn Chấn - Yên Bái) tổ chức hội xuân với nhiều trò chơi như nhảy sạp, kéo co, đẩy gậy...
{keywords}
Trò chơi đẩy gậy thu hút rất đông cánh đàn ông thi thố.
{keywords}
Đêm đến, vòng xòe của người dân Pắc Xổm thật hấp dẫn với đống lửa được đốt từ nhá nhem tối. Những điệu múa xòe như: vòng tròn vỗ tay, tung khăn, nâng khăn mời rượu... diễn ra trong tiếng trống chiêng giục giã, mời gọi.
{keywords}
Không chỉ tiếng chiêng trống, những bài dân ca cũng được người dân thay nhau hát thông qua hệ thống loa đài của một gia đình người dân trong bản ủng hộ.
{keywords}
Mỗi khi ngọn lửa sắp tàn, những người dân trong bản lại lần lượt đóng góp củi gỗ nuôi dưỡng ngọn lửa.
{keywords}
Nhiều người đắm say trong các điệu xòe với những đứa trẻ trên lưng.
{keywords}
Sân nhà văn hóa bản Mớ, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ được chọn làm địa điểm vui xuân của người Thái ở bản Mớ. Các bà, các cô bản mớ vui trong điệu xòe đón năm mới không thể thiếu tiếng chiêng trống.
{keywords}
Các bà, các cô bản Mớ vui với trò kéo co.
{keywords}
Điệu múa xòe hòa cùng nhịp chiêng trống không chỉ là một điệu múa đặc sắc của dân tộc Thái ở vùng Tây bắc mà còn là điệu múa biểu hiện sự đoàn kết, gắn bó, thân thiện của công đồng.

Lê Anh Dũng