Chồng tôi làm tài xế trên Hà Nội, tôi ở quê chăm sóc nhà cửa, dạy dỗ con cái. Hai vợ chồng kết hôn từ năm 19 tuổi nên giờ con gái đầu tôi đã 20 tuổi. Hai đứa sau, một đứa 15, một đứa lên 10. Con lớn tôi học đại học, trọ gần công ty bố.

Tôi vất vả đồng áng, chăn nuôi lợn gà, người lúc nào cũng thấm đẫm mùi mồ hôi. Chồng tôi thi thoảng tạt về nhà thăm con, mua chút quà bánh rồi lại đi. Mẹ chồng tôi khi xưa còn sống, vẫn than thở, tôi là người có mệnh khổ.

Dẫu vậy, tôi chẳng bận tâm. Với tôi, con cái ngoan ngoãn, học giỏi, biết thương mẹ là mãn nguyện rồi. Tình cảm vợ chồng tôi không mặn nồng nhưng khá tốt đẹp.

{keywords}
 

Anh về, tôi làm mâm cơm thịnh soạn, thêm cút rượu, chăm sóc, nâng giấc chu đáo. Tôi thương anh vất vả, lăn lội một thân, một mình nơi đất khách quê người, kiếm đồng tiền.

Bởi thế, mỗi tháng anh gửi về 2 triệu, tôi cũng không kêu ca. Tôi bươn chải, chạy chợ sáng nên mấy mẹ con vẫn đủ chi tiêu. Quần áo đứa lớn mặc chật, nhường lại đứa bé. Tiền học cho con lớn, tôi vay tiền quỹ phụ nữ, con nói, sau này ra trường, sẽ hỗ trợ mẹ trả nợ. 

Một lần, lúc dọn nhà, tôi thấy rơi ra quyển sổ tiết kiệm 200 triệu đứng tên chồng. Tôi cất quyển sổ vào chỗ cũ. Nhân lúc chồng về làm giấy tờ nâng bằng lái xe, tôi hỏi, anh bảo đó là tiền dành dụm được sau mấy năm chạy xe, để sau này xây nhà.

Năm nay con gái lớn tôi chuẩn bị làm đề án tốt nghiệp đại học, phải đi thực tập và chạy nhiều nơi. Tôi thương con vất vả, hàng ngày phải đạp xe đến trường, liền gọi cho chồng, giục anh đi rút sổ, lấy 30 triệu đồng, mua cho con chiếc xe máy.

Anh không đồng ý, bảo tiền anh vất vả mãi mới tiết kiệm được, chi cho việc trọng đại, tôi thích mua xe thì đi vay tạm. Mỗi tháng anh gửi thêm 500 nghìn đồng, hỗ trợ trả nợ. Cuối cùng, tôi đành sang nhà ngoại, vay em trai 15 triệu đồng, mua trả góp.

Cho đến gần đây, căn nhà đang ở quá xuống cấp, tôi gom tiền bán lứa vịt, 4 con lợn, định bụng gọi chồng về, bảo anh đi rút sổ, xây sửa lại nhà. Bao năm nay, nhà tôi vốn tiếng nghèo nhất làng. Giờ các con dần trưởng thành, cũng cần cho chúng không gian sống thoải mái hơn. Thế nhưng, khi vào hòm lấy, quyển sổ không cánh mà bay.

Tôi hốt hoảng gọi cho anh, chồng chẳng ngạc nhiên, chỉ trả lời cụt lủn: ‘Anh rút, có việc cần giải quyết lâu rồi. Sau đó anh tắt máy. Kế hoạch xây nhà đổ bể, tôi chưng hửng, tâm trạng có chút buồn bực.

Cuối tuần, con gái tôi về, mặt mày ủ rũ, đêm bỏ ra ngoài sân ngồi khóc. Tôi gặng hỏi, con nức nở, nói trong nước mắt: ‘Bố có dì hai mẹ ạ. Con chứng kiến bố đưa bà ta đi mua sắm rồi vào nhà nghỉ. Bà ta phải già hơn mẹ nhiều tuổi’.

Thông tin con tiết lộ, khiến tôi bàng hoàng. Đầu óc rối bời, tôi vẫn phải gắng gượng động viên con. Hôm sau, con gái lên trường, tôi nhắn chồng về nói chuyện. 

Anh vừa về đến nhà, có chuông điện thoại reo, anh chạy ra sau bếp nói chuyện.

Tôi đứng ở bờ tường, nghe rõ anh nói với người đàn bà nào đó: ‘Chiếc túi anh mua cho em tháng trước, phải rút sổ tiết kiệm mới đủ. Giờ anh chưa có tiền, đợi mấy hôm nữa anh về nhà lấy tiền, anh mua cho’.

Cuộc điện thoại của chồng thực sự làm tim tôi nhói đau. Tôi ở nông thôn, cả đời chưa đụng đến một chiếc túi xách thời trang, nói gì đến hàng hiệu nhưng tôi biết, món đồ chồng tôi mua cho người tình phải thuộc loại xa xỉ lắm. Vì nó mua bằng khoản tiền 200 triệu của chồng tôi.

Mặc dù biết chồng có người khác, tôi vẫn không có ý định ly hôn mà muốn níu kéo anh quay về với gia đình. Tôi hi vọng, mối tình đó chỉ là phút giây ngang qua đời anh.

Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Ám ảnh của nữ bác sĩ sau mỗi lần chồng đi công tác

Ám ảnh của nữ bác sĩ sau mỗi lần chồng đi công tác

Cuộc hôn nhân những tưởng hạnh phúc của tôi, hóa ra là địa ngục khi chồng mắc chứng ghen tuông thái quá.

Độc giả T.K