Nhờ những chiếc xe ô tô thư viện lưu động miệt mài lăn bánh khắp các nẻo đường Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Quảng Nam, Gia Lai, An Giang... người dân, nhất là thiêu nhi vùng sâu được tiếp cận với sách, tiếp cận với kho tri thức vô tận.

Trên những chiếc xe này là một thư viện lớn, không chỉ có sách mà còn có cả DVD, CD, các tài liệu điện tử, máy tính, hình ảnh, bản đồ, đồ chơi, các tờ rơi... Các giá sách trên xe có thể xếp từ 3.000 - 4.000 bản sách.

Xe ô tô thư viện lưu động còn được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: máy tính, máy chủ, máy chiếu, phần mềm cài đặt cho xe để giúp thư viện có thể quản trị tốt vốn tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử; các thiết bị chiếu sáng, máy phát điện, ti vi, một số xe còn được hỗ trợ thêm các thiết bị phục vụ người khiếm thị, cài đặt phần mềm phục vụ người khiếm thị, sách nói, máy phóng chữ to cho người nhược thị.

{keywords}

Xe thư viện lưu động xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2011, theo Dự án “Thư viện lưu động - Bánh xe tri thức” do Quỹ Quốc tế Singapore xây dựng và quản lý với sự hợp tác của Thư viện Hà Nội. Nhờ dự án này, người dân 10 xã ngoại thành Hà Nội và khoảng 4.000 trẻ em đã hưởng những lợi ích thiết thực từ dự án.

Bà Vũ Dương Thúy Ngà- Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): trong bối cảnh thiếu sách như hiện nay, rất cần đưa sách đến vùng nông thôn, miền núi, giúp thiếu nhi và người dân khu vực này được tiếp cận với sách, tiếp cận với kho tri thức vô tận. Chính vì vậy Vụ Thư viện đã đẩy mạnh luân chuyển sách từ thư viện công cộng cấp tỉnh, cấp huyện đến vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Một số địa phương như Yên Bái, Đồng Tháp, TP.HCM... đã tổ chức đưa thư viện lưu động đến tận nơi phục vụ các em thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa và có hiệu quả tốt.

{keywords}

Năm 2016, Vụ Thư viện đã xây dựng Đề án về xe thư viện lưu động, vận động từ nguồn xã hội hóa và được tài trợ 5 xe ô tô thư viện lưu động cho 5 tỉnh Sơn La, Quảng Nam, Gia Lai, An Giang và Nghệ An. Những chiếc xe ô tô thư viện lưu động đã trở thành tòa nhà thư viện lưu động với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, có sách, có máy tính đi khắp nơi phục vụ người dân và thiếu nhi (nhất là ở vùng sâu), và được nhiệt tình đón nhận.

Đến nay, mô hình xe thư viện lưu động nhận được rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý và các nhà tài trợ, như Quỹ Thiện tâm, đã hỗ trợ các thư viện tỉnh triển khai hợp phần đào tạo (giám đốc, cán bộ thư viện, lái xe),. Theo đó, các thư viện này dễ dàng tiếp cận phương pháp, học hỏi kinh nghiệm và đẩy mạnh hiệu quả mô hình xe thư viện lưu động.

Q. Hiếu - Hoàng Oanh